Nguyễn Ngọc Trân

}} Nguyễn Ngọc Trân (sinh ngày 06/01/1940) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX, X, XI. Ông thuộc đoàn đại biểu An Giang..

Ông quê quán ở Cù lao Giêng, xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong gần 30 năm nghiên cứu khoa học, ông đã có những công trình tiêu biểu về sông Mê Kông, vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Ông cũng từng là nhà khoa học làm trong viện khoa học Toán của Pháp. Trong thời gian ở Pháp, từ năm 1959 đến năm 1976, ông tốt nghiệp Tiến sĩ cấp ba và Tiến sĩ Quốc gia Khoa học tại Đại học Sorbonne (Paris), là nghiên cứu viên tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Giáo sư đại học (Poitiers, Pháp). 

Năm 1976 ông cùng gia đình về nước. Từ 1976 đến 1980 ông giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.Được công nhận Giáo sư tháng 5 năm 1980. Từ năm 1980 đến năm 1992, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Từ 1983 - 1990, được Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cử làm Chủ nhiệm chương trình khoa học cấp Nhà nước "Điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL"(CT 60 - 02, 60 - B).[[Nguyễn Ngọc Trân#cite note-2|[2]]]. Ông là thành viên Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1992.

Ông đã có một số góp ý thẳng thắn vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam, trong giai đoạn đưa ra xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Một số góp ý tiêu biểu của ông, như sau:

* "Quốc hội luôn ở trong tình trạng "học việc", nhưng lại phải quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước ngay trong kỳ họp đầu tiên, trong đó có bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, UBTVQH, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiếm toán nhà nước, v.v...".. *"...Đọc hết dự thảo, tôi không rõ cơ quan nhà nước nào kiểm soát QH, trong khi đó QH, theo dự thảo, có rất nhiều quyền lực, có thể nói là quyền lực nhất, và không có quy định QH bị giải tán như ở hầu hết các nước. Đây là một thiếu sót mà theo tôi cần được bổ khuyết...".

Vợ ông, kỹ sư Phan Thị Hồng, là một trong năm sáng lập viên của Trường Đại học Hoa Sen, ủy viên Ban chấp hành, phó chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh các nhiệm kỳ I, II, III.

Con gái lớn của ông, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vân, hiện đang công tác tại Pháp.

Con gái út, tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, nguyên trưởng khoa CNTT trường Đại học Hoa Sen, Ủy viên Ban chấp hành Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh các nhiệm kỳ IV, V, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên lạc Người Việt Nam ở nước ngoài, Giám đốc Đào tạo Trường Đại học FPT. Hiện nay chị là Giám đốc Đào tạo Viện Quản trị Kinh doanh FPT tại TPHCM. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 11 kết quả của 11 cho tìm kiếm 'Nguyễn Ngọc Trân', thời gian truy vấn: 0.04s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Nguyễn Ngọc Trân
Được phát hành 1976
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Nguyễn, Ngọc Trân
Được phát hành 1990
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
3
4
5
Bỡi Nguyễn, Ngọc Trân
Được phát hành 2011
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
6
7
Bỡi Nguyễn, Ngọc Trân
Được phát hành 2002
Tác giả khác: ...Nguyễn Ngọc Trân...
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh
8
Bỡi Nguyễn, Ngọc Trân
Được phát hành 2016
Tác giả khác: ...Nguyễn Ngọc Trân; Người hướng dẫn khoa học: Mai Mỹ Duyên...
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh
9
Bỡi Nguyễn, Ngọc Trân
Được phát hành 2021
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
10
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
11
Bỡi Hồ, Thị Khánh Linh
Được phát hành 2017
Tác giả khác: ...Nguyễn, Ngọc Trân...
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp