Đồng cỏ

nhỏ|phải|300px|Đồng cỏ Nội Mông Cổ tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. nhỏ|phải|300px|[[Đồng cỏ Konza|Đồng cỏ cao Konza tại Flint Hills ở đông bắc Kansas.]] Đồng cỏ hay thảo nguyên (từ gốc Hán Việt của 草原 với thảo nghĩa là cỏ, nguyên là cánh đồng) là khu vực trong đó thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loài cỏ trong họ Hòa thảo (''Poaceae'') và các loại cây thân thảo khác. Tuy nhiên, các loài cói hay lác (họ Cyperaceae) và bấc (họ Juncaceae) cũng có thể được tìm thấy.

Trong tiếng Anh, đồng cỏ được gọi là Savanna (xa-van) có nguồn gốc từ ngôn ngữ thổ dân tây Mỹ với ý nghĩa "vùng đất không có cây nhưng nhiều cỏ lớn nhỏ" (Oviedoy Valdes, 1535). Từ sau thế kỷ 19, từ này được hiểu là "vùng đất gồm cỏ và cây". Ngày nay, đồng cỏ dùng để chỉ vùng đất gồm cỏ và cây rải rác hoặc được phủ rộng bởi cây.

Những nhà thám hiểm Tây Ban Nha (thường được gọi là nhóm "sabana") gọi vùng đồng cỏ họ phát hiện quanh sông Orinoco là Ilanos, Những đồng cỏ trên cao nguyên tại Brazil được gọi là "Cerrado". Rất nhiều vùng cỏ rộng lớn hoặc kết hợp giữa cây, cây bụi và cỏ đã được mô tả trước khi chính thức được gọi tên vào giữa thế kỷ 19. Ở bắc Mỹ, đồng cỏ thường được gọi là "Barrens" (những cánh đồng hoang) và được mô tả như "bát ngát cỏ cùng cây". Nhiều tác giả định nghĩa về đồng cỏ phải có diện tích cây ít nhất từ 5-10% và nhiều nhất là 25-80%.

Các đồng cỏ xuất hiện tự nhiên gần như trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Tại các vĩ độ ôn đới, chẳng hạn tây bắc châu Âu, các đồng cỏ chủ yếu là các loài cây sống lâu năm, trong khi trong khu vực có khí hậu ấm hơn thì các loài một năm tạo thành thành phần lớn hơn của thảm thực vật.

Các đồng cỏ có thể được tìm thấy trong phần lớn các kiểu khí hậu đất liền. Thảm thực vật đồng cỏ có thể dao động về chiều cao từ rất ngắn, chẳng hạn như ở vùng đất thấp đá phấn trong đó thảm thực vật có thể thấp hơn 30 cm (12 inch), tới rất cao, như ở trường hợp của đồng cỏ cao Bắc Mỹ, các đồng cỏ Nam Mỹxavan tại châu Phi. Các loại thực vật thân gỗ, cây bụi và cây gỗ, có thể xuất hiện trong một số dạng đồng cỏ - chúng tạo thành các kiểu xavan, đồng cỏ cây bụi hay đồng cỏ bán cây gỗ, chẳng hạn như ở xavan châu Phi hay dehesa trên bán đảo Iberia. Các đồng cỏ như thể đôi khi được nói tới như là bãi chăn thả-rừng hay đồng rừng.

Các đồng cỏ che phủ gần 50% bề mặt đất đai của châu Phi. Trong khi các đồng cỏ nói chung hỗ trợ tính đa dạng của sự sống hoang dã thì nó lại không cung cấp hay hạn chế nơi ẩn nấp của những động vật săn mồi, nên khu vực xavan châu Phi hỗ trợ tính đa dạng lớn hơn của sự sống hoang dã so với các đồng cỏ ôn đới.

Sự xuất hiện của các dãy núi tại miền tây Hoa Kỳ trong thế Miocenthế Pliocen, một thời kỳ khoảng 25 triệu năm trước, đã tạo ra khí hậu lục địa thích hợp cho sự tiến hóa của đồng cỏ. Các quần xã sinh vật rừng đang tồn tại bị suy giảm và đồng cỏ trở thành ngày càng phổ biến hơn. Tiếp theo sau thời kỳ băng hà trong thế Pleistocen, các đồng cỏ mở rộng hơn vào các khu vực có khí hậu nóng hơn, khô hơn và bắt đầu trở thành đặc trưng đất liền thống lĩnh trên khắp thế giới.

Là thực vật có hoa, các loài cỏ mọc tập trung lớn trong các khu vực có khí hậu trong đó lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng từ 500 tới 900 mm (25-35 inch). Hệ thống rễ của cỏ lưu niên và các dạng cỏ dại phi-hòa thảo khác tạo thành các tấm thảm phức tạp giữ đất tại chỗ. Các loại côn trùng, giun sinh sống sâu trong lòng đất, có thể tới độ sâu 6 m (20 ft) trong các đồng cỏ yên tĩnh trên các loại đất giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới. Các dạng động vật không xương sống này, cùng với nấm cộng sinh, làm gia tăng hệ thống rễ, phá vỡ các loại đất cứng, làm giàu nó với urê và các loại phân bón tự nhiên khác, giữ lại nước và khoáng chất và thúc đẩy sự phát triển. Một vài kiểu nấm làm cho thực vật có sức đề kháng tốt hơn trước các cuộc tấn công của sâu bọ và vi khuẩn.

Đồng cỏ bao phủ 20% diện tích Trái Đất và tập trung nhiều nhất tại châu Phi.

Biểu hiện đặc trưng của môi trường đồng cỏ là lượng mưa thay đổi theo năm và cháy rừng vào mùa khô.

Ca sĩ Mary Hopkin trong bài hát Those were the days đã hát về thảo nguyên như một vùng đất rộng lớn của người du mục. Sự phát triển của đồng cỏ trên khắp thế giới ngoài tác động của thiên nhiên còn chịu ảnh hưởng lớn bởi tầng lớp dân cư sống ở đây.

Là kết quả của hiện tượng cháy rừng tự nhiên hoặc có thể là hậu quả đốt rừng của con người. Ví dụ, thổ dân Mỹ đã tạo ra đồng cỏ ở bắc Mỹ thông qua việc đốt lửa để chống lại các thế lực thù địch như quỷ dữ hay thú dữ.

Con người hiện đại với các nhu cầu về cỏ để nuôi gia súc cũng như đất đai để trồng trọt, đồng thời tránh các rủi ro do cháy rừng gây nên, đã là nhân tố làm giảm diện tích đồng cỏ trên toàn thế giới. Mèo rừng loài hươu, nai, chó đồng cỏ, chuột, thỏ, chồn hôi, sói đồng cỏ, rắn, cáo, cú, lửng, hoét, châu chấu, sơn ca đồng cỏ, chim sẻ, chim cút, diều hâu và linh cẩu v.v. là những động vật nhỏ thường gặp ở đồng cỏ. Ngoài ra, đặc biệt ở các đồng cỏ nhiệt đới hoang dã tại châu Phi, có thể thấy các động vật lớn như bò rừng bizon, linh dương gazelle, ngựa vằn, tê giác và ngựa hoang... Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 20 kết quả của 486 cho tìm kiếm 'Thảo nguyên', thời gian truy vấn: 0.06s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
2
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
3
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
4
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
5
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
6
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
7
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
8
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
9
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
10
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
11
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
12
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
13
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
14
Bỡi Thao Nguyễn
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
15
Bỡi Thảo Nguyên
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
16
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
17
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
18
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
19
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
20