Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa, có nghĩa là "thành trong rừng". Sách Chân Lạp phong thổ ký (1297) của Chu Đạt Quan có phần nói về các thuộc quận của Chân Lạp, có liệt kê một quận tên Trĩ Côn (). Có thể đây là cách phiên âm của Sài Gòn. Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Phủ Gia Định khi đó bao gồm Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện nay (Tây Ninh, Long An...), còn huyện Tân Bình là chỉ vùng đất Sài Gòn. nhỏ|379x379px|Sài Gòn 柴棍 viết trong Phủ biên tạp lục. Địa danh Sài Gòn có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (''Chợ Lớn'') có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, ''Histoire de la Mission Cochinchine'', có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Ha" (Sài Gòn Hạ). Theo ''Phủ biên tạp lục'' của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo chữ Hán viết là 柴棍 - "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì họ mượn âm của chữ 棍 - "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo chữ Nôm là "Gòn", còn đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Trong tiếng Trung thì Sài Gòn còn được gọi là "Tây Cống" (chữ Hán: 西貢, bính âm: ''Xī Gòng'', Việt bính: ''Sai1Gung3''). Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong "lũy Lão Cầm" (năm 1700), "lũy Hoa Phong" (năm 1731) và "lũy Bán Bích" (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km². Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì Thụ Nại cũng từng là tên gọi của vùng đất Sài Gòn xưa trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đến khai phá.

Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Địa giới Sài Gòn lúc này bao gồm vùng đất Sài Gòn và Bến Nghé cũ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1931 Khu Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập, bao gồm Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Năm 1941 Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn. Năm 1946, Sài Gòn trở thành thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ rồi Quốc gia Việt Nam, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa sau Hiệp định Genève năm 1954 với tên gọi chính thức là Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, Sài Gòn được xem là thủ đô và trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam.

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản chính quyền và quyết định hợp nhất Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định thành Thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam tái thống nhất và Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên "Sài Gòn – Gia Định" thành "Hồ Chí Minh", theo tên Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiện nay trong văn bản hành chính thì thành phố luôn được gọi đầy đủ là "Thành phố Hồ Chí Minh" (viết tắt là "TP. HCM") thay vì chỉ gọi "Hồ Chí Minh", để tránh nhầm lẫn với chủ tịch Hồ Chí Minh. Tương tự với tiếng Anh là "Ho Chi Minh City" (viết tắt là "HCMC"). Tên "Sài Gòn" vẫn được sử dụng thường xuyên vì sự lâu đời và thân thuộc của nó. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 20 kết quả của 744 cho tìm kiếm 'Tp. Hồ Chí Minh', thời gian truy vấn: 0.07s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Hội mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh
Được phát hành 2012
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
2
3
Bỡi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2001
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
4
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
5
Bỡi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2008
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
6
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh
7
8
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
9
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
10
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
11
12
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
13
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
14
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
15
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
16
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
17
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
18
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
19
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
20
Bỡi Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Được phát hành 2010
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu