Công nghệ tạo vaccine cúm gia cầm nguồn gốc thực vật: Từ nghiên cứu đến định hướng ứng dụng tại Việt Nam.

Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly pathogenic avian influenza - HPAI) do virus cúm type A (như A/H5N1, A/H5N6, A/H7N9…) gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh, với tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Dịch cúm gia cầm liên tục tái phát hàng năm với tốc độ lây lan nhan...

Deskribapen osoa

Gorde:
Xehetasun bibliografikoak
Egile Nagusiak: Phạm, Bích Ngọc, Phạm, Thị Vân
Formatua: Artikulua
Hizkuntza:Vietnamese
Argitaratua: 2025
Gaiak:
Sarrera elektronikoa:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/257730
Etiketak: Etiketa erantsi
Etiketarik gabe, Izan zaitez lehena erregistro honi etiketa jartzen!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Deskribapena
Gaia:Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly pathogenic avian influenza - HPAI) do virus cúm type A (như A/H5N1, A/H5N6, A/H7N9…) gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh, với tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Dịch cúm gia cầm liên tục tái phát hàng năm với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Hàng chục triệu gia cầm và thuỷ cầm đã bị chết hoặc bị tiêu huỷ, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi trong nước. Tiêm phòng luôn được xem là biện pháp khả thi nhất về mặt kinh tế để bảo vệ gia cầm khỏi bệnh cúm. Hiện nay, Viện Công nghệ sinh học (IBT), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã nghiên cứu vaccine cúm gia cầm nguồn gốc từ thực vật có khả năng bảo hộ gia cầm lên tới trên 90%. Kết quả này đã mở ra triển vọng mới trong việc phát triển vaccine có nguồn gốc từ thực vật phòng bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.