Anton Pavlovich Chekhov

Anton Pavlovich Chekhov (tiếng Nga: ''Антон Павлович Чехов''; phiên âm: An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp, 18601904) là nhà viết kịch, nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn người Nga. Ông được xem là một trong những nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Sự nghiệp viết kịch của ông để lại cho hậu thế bốn tác phẩm kinh điển, còn những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông luôn được giới văn sĩ và giới phê bình quý trọng. Cùng với Henrik Ibsen và August Strindberg, Chekhov được xem là một trong ba trụ cột lớn cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong các loại hình sân khấu. Chekhov làm nghề bác sĩ trong phần lớn sự nghiệp viết văn, với ông:"Y học là vợ trên pháp luật của tôi, còn văn học là tình nhân của tôi."

Chekhov rời bỏ sự nghiệp viết kịch sau khi cho ra đời vở kịch ''Chim hải âu'' năm 1896. Vở kịch đã trở nên nổi tiếng tại Nhà hát Nghệ thuật Moskva, nhà công của Konstantin Stanislavski, sau đó Chekhov tiếp tục viết vở ''Cậu Vanya'' và sáng tạo nốt hai vở kịch cuối cùng, ''Ba chị em'' và ''Vườn anh đào''. Bốn tác phẩm kịch này thực sự là một thử thách với các đoàn kịch cũng như với khán giả bởi thay vì diễn biến truyền thống, Chekhov lại đưa vào trong kịch một "sân khấu của cảm xúc" và một "cuộc đời chìm nổi trong các câu văn."

Hồi đầu, Chekhov định viết truyện ngắn để kiếm thêm thu nhập, nhưng khi khát vọng nghệ thuật trỗi dậy, ông đã sáng tạo nên những đổi mới chính thức, ảnh hưởng tới toàn tiến trình phát triển của truyện ngắn hiện đại. Ông không cảm thấy có lỗi với độc giả vì sự đổi mới này vì ông luôn nhấn mạnh rằng "Vai trò của một nghệ sĩ là đặt ra câu hỏi chứ không phải trả lời chúng". Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 1 kết quả của 1 cho tìm kiếm 'Anton Pavlovich Chekhov', thời gian truy vấn: 0.03s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Anton Pavlovich Chekhov
Được phát hành 2024
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu