Aristoteles

Tượng cẩm thạch La Mã phỏng dựng từ tượng bán thân gốc Hy Lạp bằng đồng khắc họa dung mạo Aristoteles bởi [[Lysippos]], k. 330 TCN. Bức này được phủ lớp vỏ thạch cao hoa tuyết hiện đại ở ngoài. Aristoteles ( , ''Aristotélēs''; chính tả tiếng Anh: Aristotle, phiên âm tiếng Việt: A-rit-xtốt; 384322 TCN) là một nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển. Ông là một trong những môn sinh ưu tú của triết gia Platon, đã có công sáng lập trường phái triết học tiêu dao trong khuôn viên Lyceum cũng như chủ nghĩa Aristoteles rộng lớn hơn. Ông quan tâm đến đa dạng các lĩnh vực học thuật; bao gồm vật lý, sinh học, động vật học, siêu hình học, logic, luân lý, mỹ học, thơ ca, kịch nghệ, âm nhạc, hùng biện, tâm lý học, ngôn ngữ học, kinh tế, chính trị, khí tượng, địa chất và chính phủ. Từ vựng trí thức cũng như các vấn đề và phương pháp truy vấn suy tưởng của phương Tây ngày nay phần lớn bắt nguồn từ những di huấn của Aristoteles. Triết lý của ông, vì vậy, có một tầm ảnh hưởng độc đáo đối với mọi dạng tri thức ở phương Tây và vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế đáng kể của nó trong các cuộc đàm luận triết học đương đại.

Ta có rất ít thông tin về cuộc đời Aristoteles ngoại trừ một số manh mối sau: Ông sinh ra và lớn lên tại thị quốc Stagira ở Bắc Hy Lạp. Cha Aristoteles là Nicomachus, người qua đời khi ông còn bé. Năm 17 hoặc 18 tuổi, ông gia nhập Học viện PlatonAthens và cư trú tại đây cho đến năm 37 tuổi (khoảng năm 347 TCN). Sau khi người thầy Platon tạ thế, ông rời Athens sang xứ Macedonia kèm cặp con trai của Vua Philippos IIAlexandros III kể từ năm 343 TCN. Aristoteles đã thành lập một thư viện tại Lyceum, nơi ông cho ra đời hàng trăm cuốn sách bằng chất liệu giấy cói. Mặc dù Aristoteles viết rất nhiều luận thuyết và đối thoại tao nhã nhằm xuất bản, song chỉ có khoảng một phần ba tác phẩm ban đầu của ông còn sót lại, chưa từng có ý định xuất bản.

Tư tưởng của Aristoteles đã định hình sâu sắc lối tư duy của giới hàn lâm thời trung cổ. Vật lý Aristoteles có ảnh hưởng kéo dài từ Hậu kỳ cổ đại/Sơ kỳ Trung Cổ tới thời Phục hưng, không bị thay thế theo cách hệ thống cho đến tận thời kỳ Khai sáng và sự ra đời của cơ học cổ điển. Một số quan sát về động vật của Aristoteles, chẳng hạn về xúc tu hectocotyl (có chức năng sinh sản) của bạch tuộc, từng bị ngờ vực cho đến thế kỷ 19. Hơn nữa, Aristoteles đã có ảnh hưởng đáng kể đến triết học Hồi giáo Judeo thời Trung cổ, cũng như thần học Kitô giáo, đặc biệt là chủ nghĩa Platon Mới của Giáo hội sơ khai và truyền thống kinh viện của Giáo hội Công giáo. Aristoteles được các học giả Hồi giáo thời trung cổ tôn sùng như "Người thầy Đầu tiên", và được các học giả theo đạo Kitô thời trung cổ như Thomas Aquinas gọi đơn thuần bằng kính ngữ "Nhà triết học". Thi sĩ Dante vinh danh Aristoteles là "bậc thầy của những người hiểu biết". Công trình của Aristoteles bao gồm nghiên cứu hình thức sớm nhất về logic, về sau được phát huy bởi các học giả thời Trung cổ như Peter AbelardJohn Buridan.

Ảnh hưởng của Aristoteles đối với logic học kéo dài cho đến tận thế kỷ thứ 19. Hơn nữa, thuyết luân lý của ông, vốn vẫn luôn có tiếng tăm, hiện lại rất được quan tâm trong bối cảnh ngành đạo đức học đức hạnh đang nổi lên. Aristoteles được tôn vinh là cha đẻ của logic học, sinh học, khoa học chính trị, động vật học, phôi học, luật tự nhiên, phương pháp khoa học, tu từ học, tâm lý học, chủ nghĩa duy thực, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa cá nhân, mục đích luận, và khí tượng học. * "the father of political science": N. Jayapalan, Aristotle, tr. 12, Jonathan Wolff, Lectures on the History of Moral and Political Philosophy, tr. 48. * the "father of zoology": Josef Rudolf Winkler, A Book of Beetles, tr. 12 * "the father of embryology": D.R. Khanna, Text Book Of Embryology, tr. 2 * "the father of natural law": * "the father of scientific method": , Riccardo Pozzo (2004) [https://books.google.com/?id=vayp8jxcPr0C&pg=PA41 ''The impact of Aristotelianism on modern philosophy'']. CUA Press. tr. 41. * "the father of psychology": Margot Esther Borden, Psychology in the Light of the East, tr. 4 * "the father of realism": Russell L. Hamm, Philosophy and Education: Alternatives in Theory and Practice, tr. 58 * "the father of criticism": Nagendra Prasad, Personal Bias in Literary Criticism: Dr. Johnson, Matthew Arnold, T.S. Eliot, tr. 70. Lord Henry Home Kames, Elements of Criticism, tr. 237. * "the father of meteorology": * "the father of individualism": Allan Gotthelf, Gregory Salmieri, A Companion to Ayn Rand, tr. 325. * "the father of teleology": Malcolm Owen Slavin, Daniel H. Kriegman, The Adaptive Design of the Human Psyche: Psychoanalysis, Evolutionary Biology, and the Therapeutic Process, tr. 292.}} Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 7 kết quả của 7 cho tìm kiếm 'Aristote', thời gian truy vấn: 0.04s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Aristote
Được phát hành 1992
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Aristote
Được phát hành 1999
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
3
Bỡi Aristote
Được phát hành 2007
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên kết dữ liệu
4
Bỡi Aristote
Được phát hành 2007
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
5
Bỡi Aristote
Được phát hành 1961
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
6
Bỡi Aristote
Được phát hành 2007
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
7
Bỡi Aristote, Lưu Hiệp
Được phát hành 2016
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu