Georg Wilhelm Friedrich Hegel
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (; phiên âm tiếng Việt: Hêghen hoặc Hêgen; 27 tháng 8 năm 1770 – 14 tháng 11 năm 1831) là một nhà triết học người Đức. Ông được coi là một trong những triết gia quan trọng nhất của chủ nghĩa duy tâm Đức và là một trong những nhân vật thiết lập nền móng triết học phương Tây đương đại. Ảnh hưởng của ông bao trùm tất cả các bình diện của triết học đương đại, từ nhận thức luận, logic học, siêu hình học đến mỹ học, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, triết học chính trị và lịch sử triết học.Hegel chào đời tại Stuttgart trong giai đoạn các vùng đất Đức chuyển giao từ kỷ nguyên Khai sáng sang chủ nghĩa lãng mạn. Bình sinh, ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh Napoléon. Tên tuổi của ông gắn liền với các danh tác như ''Hiện tượng học tinh thần'', ''Khoa học Logic'', và các bài giảng tại Đại học Berlin dựa trên các chủ đề liệt kê trong ''Bách khoa thư các Khoa học Triết học''.
Xuyên suốt các công trình học thuật của mình, Hegel đã cố gắng kiến giải và đính chính thế lưỡng phân đầy trắc trở của triết học đương đại, dù chăng là triết học Kant hoặc khác, bằng cách nhìn về quá khứ và tái áp dụng các biện pháp triết học cổ đại, nhất là của Aristoteles. Hegel cho rằng lý tính và tự do là những thành tựu mang tính lịch sử, chứ không tự nhiên mà có. Quá trình biện chứng – tư biện do ông đề xướng được xây dựng vững chắc trên nền móng nguyên lý nội tại, tức là nguyên lý phán xét sát sao các tiêu chí ẩn chứa bên trong các khẳng định. Chú trọng chủ nghĩa hoài nghi, Hegel cho rằng ta không thể ngộ nhận bất kì một sự thật nào mà chưa được tôi luyện qua kinh nghiệm; kể cả các phạm trù tiên nghiệm của ''Logic'' cũng phải đạt được "sự xác tín" nhất định trong thế giới tự nhiên và ở thành tựu của nhân loại.
Tâm đắc châm ngôn Delphi "biết mình", Hegel cho rằng sự tự-quy định tự do chính là bản chất của loài người – một kết luận rút ra từ ấn bản 1806-07 của cuốn ''Hiện tượng học''; sau được ông tái khẳng định dựa trên tường thuật hệ thống của sự độc lập logic, tự nhiên, và tinh thần trong cuốn ''Bách khoa thư''. Ông cho rằng ''Logic'' bảo toàn và vượt bỏ thế lưỡng phân của vật chất và tinh thần – nghĩa là, nó giải thích sự liên tục đồng thời với sự biệt lập giữa hai lĩnh vực tự nhiên và văn hóa – như một sự thiết yếu mang tính siêu hình và "tính đồng nhất của sự đồng nhất và bất đồng nhất" mạch lạc.
Hegel có một sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với đa dạng các trào lưu triết học, tiêu biểu là chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa thực dụng Hoa Kỳ, cùng nhiều phong cách và truyền thống triết học khác, vang vọng cho đến tận ngày nay. Được cung cấp bởi Wikipedia
1
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1956
Được phát hành 1956
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1952
Được phát hành 1952
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
3
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1985
Được phát hành 1985
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
4
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1980
Được phát hành 1980
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
5
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1977
Được phát hành 1977
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
6
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1975
Được phát hành 1975
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
7
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 1956
Được phát hành 1956
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
8
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 2007
Được phát hành 2007
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh
9
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich
Được phát hành 2006
Được phát hành 2006
Thư viện lưu trữ:
Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
10
Bỡi Hegel, Georg Wilhelm Friedrich.
Được phát hành 1929
Được phát hành 1929
Thư viện lưu trữ:
Thư viện Trường Đại học Đà Lạt