Khổng Tử
Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN – 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác. Ông là một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.Hệ thống giáo lý triết học của Khổng Tử, Nho giáo, nhấn mạnh yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân lẫn chính quyền, tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, sự công bằng, lòng nhân ái và tính chân thành. Đối với người Trung Quốc, Nho giáo là một phần lối sống và cơ cấu xã hội. Theo Nho giáo, mọi hành vi trong cuộc sống thường nhật đều thuộc phạm trù tôn giáo. Nho sinh theo học Khổng Tử đã cạnh tranh thành công với nhiều trường phái triết học Bách gia chư tử nhưng rồi lại bị đàn áp bởi các Pháp gia thời nhà Tần. Sau khi nhà Hán thành lập, tư tưởng Nho giáo mới lại được chính quyền phê chuẩn. Dưới thời nhà Đường và nhà Tống, Nho giáo phát triển thành hệ thống Lý học, thường được người phương Tây gọi là Tân Nho giáo.
Khổng Tử thường được ghi nhận là tác giả hoặc người biên tập của nhiều tài liệu Trung Quốc cổ điển, bao gồm toàn bộ Ngũ kinh. Tuy nhiên, giới học giả hiện đại rất thận trọng khi đưa ra khẳng định về đóng góp của Khổng Tử. Cách ngôn của Khổng Tử được học trò chép lại trong ''Luận ngữ'', nhưng đó là sau khi ông đã qua đời nhiều năm.
Bộ nguyên tắc mà Khổng Tử xây dựng có nhiều điểm tương đồng với truyền thống và tín ngưỡng Trung Quốc. Với những nguyên tắc về lòng hiếu thảo, Khổng Tử đề cao một gia đình trung hiếu, lòng tôn kính dành cho tổ tiên, sự tôn trọng mà con cái dành cho cha mẹ, vợ dành cho chồng, và tin rằng gia đình tốt đẹp là hạt nhân của một chính quyền lý tưởng. Nguyên tắc vàng mà Khổng Tử đề ra là: "Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình."
Kể từ thời Tần Thuỷ Hoàng, trưởng tộc của họ Khổng ở Khúc Phụ, Sơn Đông đã được phong tước hầu và cấp cho thái ấp để trong coi việc thờ tự cho Khổng Tử, đến thời Tống Nhân Tông tước phong được nâng lên tước Công với tên gọi Diễn Thánh công và tồn tại cho đến thời Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi chính quyền Dân quốc bãi bỏ hệ thống tước phong quý tộc vào năm 1935, tước Diễn Thánh Công được biến thành "Phụng tự quan" và nó tiếp tục được truyền đời bởi trưởng tộc họ Khổng cho đến tận ngày nay. Được cung cấp bởi Wikipedia
1
Bỡi Khổng Tử
Được phát hành 2003
Được phát hành 2003
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2004
Được phát hành 2004
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
3
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2004
Được phát hành 2004
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
4
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2013
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
5
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2013
Được phát hành 2013
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2018
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
18
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2018
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
19
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2018
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
20
Bỡi Khổng, Tử
Được phát hành 2018
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ:
Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu