Lê Thánh Tông

) | kiểu tại vị = Trị vì | tiền nhiệm = Lê Nghi Dân | kế nhiệm = Lê Hiến Tông | triều đại = Nhà Lê | tên đầy đủ = Lê Tư Thành (黎思誠)
Lê Hạo (黎灝) | kiểu tên đầy đủ = Tên húy | tước hiệu = Thiên Nam Động chủ
(天南洞主) | niên hiệu = | miếu hiệu = Thánh Tông (聖宗) | thụy hiệu = ''Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng đế''
(崇天廣運高明光正至德大功聖文神武達孝淳皇帝) | cha = Lê Thái Tông | mẹ = Ngô Thị Ngọc Dao | sinh = 25 tháng 8 năm 1442 | nơi sinh = Chùa Huy Văn | mất = 3 tháng 3 năm 1497 ( tuổi) | nơi mất = Điện Bảo Quang, Đông Kinh | nơi an táng = Chiêu lăng (昭陵), Lam Kinh | tôn giáo = Tân Nho giáo }} Lê Thánh Tông (hay Lê Tư Thành, chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 14423 tháng 3 năm 1497) là vị Hoàng đế thứ tư trên danh nghĩa và thứ năm trên thực tế của vương triều Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam (Lê Nghi Dân tạo phản cướp ngôi nên các sử gia thời đó không công nhận là hoàng đế chính thống), trị vì từ năm 1460 đến khi băng hà vào năm 1497, là vị vua tại vị lâu nhất thời Lê Sơ và lâu thứ hai thời Hậu Lê sau Lê Hiển Tông với 46 năm (1740 - 1786). Thời kỳ của ông đã đánh dấu sự hưng thịnh của triều Hậu Lê nói riêng và chế độ quân chủ Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng Đức thịnh trị (洪德盛治).

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh.Ông là người đã ban hành Bộ Luật Hồng Đức. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương,chia đất nước làm 13 thừa tuyên, nghiên cứu hình thế núi sông và tạo ra bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức. Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.

Lê Thánh Tông cũng rất chú trọng phát triển giáo dụcvăn hóa, qua việc mở rộng quy chế các khoa thi. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho dựng văn bia ghi tên những người thi đỗ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: ''"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức"''. Bản thân nhà vua cũng là người ưa chuộng học vấn, thích ngâm thơ, nghiên cứu và luận bàn kinh sử Nho gia. Ước tính ông có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hánchữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.

Với kinh tế, Lê Thánh Tông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, về ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm sự phát triển kinh tế của Đại Việt. Nhà vua còn chú trọng cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, cụ thể là xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão QuaBồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định - cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp áp lực từ nhà Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành. Ông cũng cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên nhà Minh.

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại quân sự của Lê Thánh Tông đưa Đại Việt trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á. ''Đại Việt sử ký toàn thư'' có lời bình của sử quan Nho thần đời sau về ông: ''"Vua lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, thực là anh hùng tài lược, Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được"''. Tuy nhiên, người đương thời và các sử gia đời Lê - Nguyễn phê phán ông xây nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, đối xử tệ bạc với anh em, bắt chước lối tổ chức nhà nước của nhà Minh, và ''"nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng"'' dẫn đến cái chết ở tuổi 55. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 14 kết quả của 14 cho tìm kiếm 'Lê Thánh Tông', thời gian truy vấn: 0.05s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Lê Thánh Tông
Được phát hành 1998
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Lê Thánh Tông
Được phát hành 2000
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
3
Bỡi Lê Thánh Tông
Được phát hành 2003
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
4
Bỡi Lê Thánh Tông
Được phát hành 2003
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
5
Bỡi Lê, Thánh Tông
Được phát hành 1986
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
6
Bỡi Lê, Thánh Tông
Được phát hành 2007
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
7
8
Bỡi Thánh Tông
Được phát hành 1995
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh
9
Bỡi Thánh Tông
Được phát hành 1998
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
10
Bỡi Thánh Tông
Được phát hành 1982
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
11
Bỡi , Thánh Tông
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
12
Bỡi , Thánh Tông
Được phát hành 2022
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
13
Bỡi , Thánh Tông
Được phát hành 2017
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
14
Bỡi Quách Lê Thanh
Được phát hành 2006
Tác giả khác: ...Chủ nhiệm đề tài: Quách Thanh; Tổng Thanh tra; Thanh tra Chính phủ...
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh