Mahabharata

Một trang diễn tả trận chiến Câu Lư trong ''Mahabharata'' ''Mahabharata'' (chữ Devanagari: महाभारत - ''Mahābhārata''), từ Hán-ViệtMa-ha-bà-la-đa là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, tác phẩm còn lại là ''Ramayana''. Nội dung của tác phẩm nói về cuộc chiến giữa hai nhóm anh em họ trong cuộc chiến tranh Câu Lư (22 tháng 11, 3067 TCN—10 tháng 12, 3067 TCN? (kết thúc 18 ngày)) và số phận của các hoàng tử Kaurava và Pāṇḍava cùng những hậu nhân của họ.

Tác phẩm này cũng chứa những tài liệu về triết học và sự tôn sùng, chẳng hạn như cuộc thảo luận về bốn "mục đích của cuộc sống", hay còn gọi là ''puruṣārtha'' (12.161). Trong số các tác phẩm và những câu chuyện chính trong ''Mahābhārata'' là ''Bhagavad Gita'', câu chuyện về nàng Damayanti, câu chuyện về Savitri và Satyavan, một phiên bản rút gọn của ''Rāmāyaṇa''.

Theo truyền thống, tác giả của ''Mahābhārata'' thường được cho là Vyāsa. Đã có nhiều nỗ lực để làm sáng tỏ sự lịch sử phát triển và các lớp cấu thành của nó. Phần lớn nội dung của ''Mahābhārata'' có lẽ được biên soạn giữa thế kỷ thứ 3 TCN và thế kỷ thứ 3 CN, với những phân đoạn cổ nhất vẫn còn được bảo tồn không sớm hơn năm 400 TCN. Các sự kiện diễn ra trong sử thi có lẽ rơi vào giữa thế kỷ 9 và 8 TCN. Cuốn sử thi này có lẽ đã đạt đến hình thức cuối cùng của nó vào đầu thời kỳ Gupta (khoảng thế kỷ thứ 4).

''Mahābhārata'' là bài thiên trường ca nhất được biết đến và đã được mô tả là "bài thơ dài nhất từng được viết". Phiên bản dài nhất của nó bao gồm hơn 100.000 ''loka'' hoặc hơn 200.000 câu thơ riêng lẻ (mỗi ''shloka'' là 2 câu) và các đoạn văn xuôi dài. Với tổng số khoảng 1.8 triệu chữ, Mahābhārata có độ dài gấp khoảng mười lần ''Iliad'' và ''Odyssey'' cộng lại, hoặc khoảng bốn lần chiều dài của ''Rāmāyaṇa''. Học giả W. J. Johnson đã so sánh tầm quan trọng của ''Mahābhārata'' trong bối cảnh văn minh thế giới với Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, các tác phẩm của Homeros, kịch Hy Lạp hay Kinh Qur'an. Trong truyền thống Ấn Độ, đôi khi ''Mahābhārata'' được gọi là kinh Vệ-đà thứ năm. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 1 kết quả của 1 cho tìm kiếm 'Mahabharata', thời gian truy vấn: 0.05s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Mahabharata
Được phát hành 2004
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ