Minh Mạng
)và 142 người khác, bao gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa | tên đầy đủ = Nguyễn Phước Đảm (阮福膽)
Nguyễn Phước Kiểu (阮福晈) | tên tự = | tên hiệu = | kiểu tên đầy đủ = Tên húy | thời gian của niên hiệu 6 = | tước hiệu = | triều đại = Hoàng triều Nguyễn | ca khúc hoàng gia = Đăng đàn cung | cha = Gia Long | mẹ = Thuận Thiên Cao Hoàng hậu | thời gian của niên hiệu = 1820 – 1841 | niên hiệu 2 = | thời gian của niên hiệu 2 = | niên hiệu 3 = | thời gian của niên hiệu 3 = | niên hiệu 4 = | thời gian của niên hiệu 4 = | niên hiệu 5 = | thời gian của niên hiệu 5 = | niên hiệu 6 = | niên hiệu = Minh Mạng (明命) | tôn hiệu = | miếu hiệu = Thánh Tổ (聖祖) | thụy hiệu = ''Thể thiên Xương vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minh đoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch Phong công Nhân Hoàng đế''
(體天昌運至孝純德文武明斷創述大成厚澤豐功仁皇帝) | sinh = | nơi sinh = Gia Định, Đại Việt | mất = | nơi mất = Huế, Đại Nam | ngày an táng = 25 tháng 8 năm 1841 | nơi an táng = Hiếu lăng, Huế, Đại Nam | học vấn = | nghề nghiệp = | tôn giáo = Nho giáo Phật giáo | chữ ký = }} Minh Mạng hay Minh Mệnh (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5 năm 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, nhưng đến cuối thời ông thì nhà Nguyễn dần suy yếu cả về kinh tế và quân sự.
Trong 21 năm trị vì (1820-1841), Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về hành chính. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào về kinh tế, tiếp tục thi hành chính sách "trọng nông ức thương" của vua cha Gia Long. Đời sống nhân dân khó khăn, trong khi triều đình chi tiêu quá nhiều cho chiến tranh với các nước láng giềng, dẫn tới liên tục xảy ra nội loạn. Liên tiếp xảy ra các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình (Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,... ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam). Trong 20 năm cai trị, đã có tới 234 cuộc nổi dậy chống triều đình trên cả nước, nhà vua phải sai nhiều tướng đánh dẹp.
Về ngoại giao, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long: Bế quan toả cảng, từ chối mọi giao lưu với phương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiến Đại Nam dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.
Đối với các nước láng giềng, Minh Mạng sử dụng vũ lực nhiều lần: giành lại Trấn Ninh (từng bị vua cha là Gia Long cắt cho Ai Lao), lập các phủ Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; đánh bại Xiêm La để giành quyền khống chế Chân Lạp, chiếm vùng Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) và đổi tên thành Trấn Tây Thành; kết quả là Việt Nam thời cuối Minh Mạng có lãnh thổ rộng hơn cả hiện nay. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh tốn kém đó đã làm cạn kiệt quốc khố, nên nhà Nguyễn đã không thể giữ được các lãnh thổ mới đánh chiếm. Ngay sau khi Minh Mạng mất, con ông là Thiệu Trị đã phải rút quân khỏi Trấn Tây Thành, chỉ 7 năm sau khi chiếm được vùng này. Do quốc khố suy kiệt nên quân đội nhà Nguyễn sau thời Minh Mạng cũng ngày càng yếu đi. Nhiều lãnh thổ khác cũng bị Xiêm La đánh chiếm mà nhà Nguyễn không còn khả năng để giành lại (nay thuộc về nước Lào) nên lãnh thổ nhà Nguyễn sau thời Minh Mạng lại bị co hẹp lại, nhỏ hơn so với Việt Nam hiện nay. Được cung cấp bởi Wikipedia
1