Nguyễn Sỹ Tỳ

| nơi sinh = Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội | nguyên quán = | ngày mất= | nguyên nhân cái chết = | nơi mất = Hà Nội | an táng = | tưởng niệm = | dân tộc = | công việc = Nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục. | yearsactive = | known_for= Chủ nhiệm chương trình cải Cách giáo dục thời kỳ sau 1975; Chủ nhiệm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1978-1984; Bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục 1959-1974 | chiều cao = | danh hiệu = Nhà giáo ưu tú | spouse = Nguyễn Kim Anh | partner = | children = bốn con gái, một con trai | parents = | chữ ký = | website = }} Nguyễn Sỹ Tỳ (6 tháng 6 năm 192220 tháng 8 năm 2008) là nhà giáo và nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam. Ông được biết tới với vai trò là Hiệu trưởng và Bí thư chi bộ trường Sư phạm Liên khu III - là một hệ thống giáo dục bao gồm các hệ Trung cấp, Sơ cấp, Trường thực hành Sư phạm, trường phổ thông tư thục Juliot Curie với mục tiêu đào tạo giáo viên phổ thông cho vùng tự do, vùng địch hậu..(1952-1956); Bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục (1960-1971); Viện trưởng Viện nghiên cứu Giáo dục (1961-1971); Chủ nhiệm chương trình cải Cách giáo dục thời kỳ sau 1975; Chủ nhiệm Nhà xuất bản Giáo dục (1977-1984).

Ông là người có công trong việc biên soạn sách giáo khoa cải cách giáo dục (ông là người chủ trì thực hiện việc hợp nhất giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Trung Tâm Biên Soạn Sách Cải Cách Giáo Dục vào ngày 07 tháng 01 năm 1978). Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú vào năm 1990. Ông được trao Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương vì thế hệ trẻ, huy hiệu vì sự nghiệp giáo dục (1995), Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2006), Huân chương Độc lập hạng Ba (2012).

Ông suốt đời phấn đấu cống hiến cho ngành Giáo dục Việt Nam, đã vượt qua nỗi oan, những hy sinh thầm lặng,... mà nửa thế kỷ sau mới được công bố toàn bộ những bí mật này, để bảo vệ, để minh oan cho người anh trai (Nguyễn Sỹ Cầm, nhà tình báo dũng cảm sống và chiến đấu trong lòng địch) và cho cả gia đình.[https://thoimoi.vn/tra-lai-danh-thom-cho-mot-gia-dinh-yeu-nuoc-272571]

"...Dân làng Hạ Đình những năm Pháp chiếm đóng vẫn thường thấy quan hai Cầm đeo súng lục bên hông, đi ô tô về thăm làng. Họ thì thầm vào tai nhau, phỉ nhổ kẻ mới đây thôi còn giác ngộ đi theo cách mạng. Chỉ có điều họ không hề biết là từ ngày quan hai Cầm theo địch thì hình như sự vậy ráp của địch ít hiệu quả hơn, bởi vì du kích, cơ sở gần như đã được báo trước.

Nhưng duy nhất có một người không nghĩ thế: Đó là chàng sinh viên Khoa học Nguyễn Sỹ Tỳ lúc này đang là Hiệu trưởng Trường Sư phạm Liên Khu Ba. Bởi ông biết rất rõ người anh trai của mình không hề phản bội lại truyền thống của gia đình, vẫn yêu nước, vẫn là người cách mạng...

Sứ mạng vinh quang và hiểm nguy đó đòi hỏi những người thân của Nguyễn Sỹ Cầm phải có bản lĩnh chịu đựng. Còn đối với Nguyễn Sỹ Tỳ, anh cắn răng không hé với ai một lời, kể cả tổ chức bộ giáo dục nhằm giữ gìn tuyệt đối an toàn cho người anh.

Sau Hiệp định Geneve 1954, Nguyễn Sỹ Cầm được tổ chức theo đoàn di cư vào Nam để tiếp tục nhiệm vụ và mang theo người con gái đầu lòng của em trai mình là Nguyễn Lan Phương (vì ông bà Cầm không có con) nhằm thiết lập mối quan hệ mật thiết với gia đình.

Còn người em Nguyễn Sỹ Tỳ thì ở lại, kinh qua nhiều công tác quan trọng của Bộ giáo dục: Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ liên tục 10 năm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện trưởng viện chương trình và phương pháp Giáo dục; Phó Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu giáo dục; Giám đốc Nhà xuất bản giáo dục, những ông không thể lên cao hơn được nữa vì những nghi hoặc về chính trị. Mặc dù vậy, ông vẫn kiên trì chịu đựng, mong chờ một ngày mai, khi điều kiện cho phép có thể công bố sự thật về người anh của mình.

Lúc này, Nguyễn Sỹ Cầm vào Nam tiếp tục hoạt động tình báo trong quân đội và lập được rất nhiều chiến công. Ít lâu sau, an ninh quân đội ngụy phát hiện và nghi ngờ ông. Đang là trung tá hành quân ông bị điều về bộ tổng tham mưu làm sự vụ để chúng tiện giám sát, theo dõi. Nhưng bằng những thủ pháp nghề nghiệp ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong lòng địch và ông đã hy sinh trong cuộc tấn công nổi dậy mùa xuân 1968.

Đầu đất nước phía Bắc, người em trai của ông là Nguyễn Sỹ Tỳ lại chịu một bi kịch khác: ...vì có con gái theo bác Cầm nên bị nghi vấn có quan hệ chính trị phức tạp. Ông những tưởng những năm cống hiến của mình cho cách mạng đã là bản lý lịch tốt nhất của ông gửi cho Đảng, không có điều gì vẩn đục. Vậy mà việc con gái ông đi Nam đã là dấu hỏi của tổ chức. Nhưng thử hỏi ông có thể nói thẳng ra với cấp trên được không? Không được! Chỉ cần một sơ suất nhỏ là tính mạng của anh trai ông sẽ không còn, sẽ tổn thất rất lớn cho cách mạng. Thế là Nguyễn Sỹ Tỳ cắn răng chịu dựng và biết rằng từ nay con đường hoan lộ của mình đã hết..." Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 1 kết quả của 1 cho tìm kiếm 'Nguyễn Sỹ Tỳ', thời gian truy vấn: 0.04s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Nguyễn Sỹ Tỳ
Được phát hành 1984
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp