Phan Đình Phùng

| Mơi mất = Vụ Quang, Hương Khê, Hà Tĩnh | Tổ chức = Triều Nguyễn | Phong trào = Cần Vương | Yôn giáo = đạo Khổng | Giải thưởng = Đình nguyên Tiến sĩ (1877) | Tên = Phan Đình Phùng | Nơi sinh = Đông Thái, La Sơn, Hà Tĩnh | Tên khác = ''Châu Phong, Tôn Cát'' | alt = | tên = | ngày mất = }} Phan Đình Phùng (chữ Hán: 潘廷逢; 18471896), hiệu Châu Phong (珠峰), tự Tôn Cát, là một nhà cách mạng Việt Nam, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân Pháp trong phong trào Cần Vương. Trong thế kỷ 19, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ 20, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc. Phan Đình Phùng nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.

Sinh ra trong một gia đình quan lại ở Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng tiếp nối truyền thống của tổ tiên, đỗ đầu kỳ thi Đình, trở thành Đình nguyên Tiến sĩ năm 1877. Ông nhanh chóng thăng quan tiến chức dưới thời Hoàng đế Tự Đức nhà Nguyễn, và nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, kiên quyết chống tham nhũng. Nhờ tính cương trực mà Phan Đình Phùng được phong làm Ngự sử, một chức vụ cho phép ông chỉ trích các quan lại đồng liêu và thậm chí cả hoàng đế. Với tư cách là người đứng đầu Đô sát viện, Phan Đình Phùng đã thanh tra và loại bỏ được nhiều quan lại bất tài hoặc tham nhũng.

Sau khi Tự Đức băng hà, Phan Đình Phùng suýt mất mạng vì đấu đá nội bộ trong triều đình. Phụ chính Tôn Thất Thuyết ngó lơ di chiếu truyền ngôi của Tự Đức, và ba vị hoàng đế bị phế truất rồi giết hại chỉ trong hơn một năm. Vì phản đối Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng bị tước hết chức vị, ngồi tù một thời gian ngắn trước khi bị đày về quê nhà. Thời điểm đó, Pháp vừa xâm chiếm Việt Nam và biến nước này thành một phần của Liên bang Đông Dương. Bỏ qua hiềm khích lúc trước, Phan Đình Phùng đã tổ chức các đội quân nổi dậy, hưởng ứng phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đề xướng, nhằm đánh đuổi quân Pháp và đưa Hoàng đế Hàm Nghi trở thành người đứng đầu thực sự của một Việt Nam độc lập. Phong trào này tiếp tục trong ba năm cho đến năm 1888, khi Pháp bắt được Hàm Nghi và đày ông sang Algeria.

Phan Đình Phùng và người trợ thủ đắc lực là Cao Thắng tiếp tục chiến dịch du kích, xây dựng mạng lưới gián điệp, căn cứ và xưởng sản xuất vũ khí nhỏ. Tuy nhiên, Cao Thắng đã bị giết vào cuối năm 1893. Chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ cuối cùng đã khiến Phan Đình Phùng suy sụp, ông chết vì bị thương trong chiến đấu khi bị quân Pháp bao vây. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 6 kết quả của 6 cho tìm kiếm 'Phan Đình Phùng.', thời gian truy vấn: 0.26s Tinh chỉnh kết quả
1
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
2
Bỡi Phan, Đình Phùng
Được phát hành 2011
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
3
Bỡi Phan, Dinh Phung
Được phát hành 2023
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
Liên kết dữ liệu
4
5
6
Bỡi Euclid.
Được phát hành 2016
Tác giả khác: ...Phan Đình Phùng,...
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt