Marie Curie
| birth_place = Warszawa, Vương quốc Ba Lan, Đế quốc Nga | death_date = | death_cause = Suy tủy xương | death_place = Passy, Haute-Savoie, Pháp | citizenship = | workplaces = * Đại học Paris ** Institut du Radium * * Viện Hàn lâm Y khoa Pháp * Ủy ban quốc tế về Hợp tác trí tuệ| alma_mater = }} | thesis_title = (Nghiên cứu chất phóng xạ) | thesis_url = http://www.worldcat.org/oclc/1013413307 | thesis_year = 1903 | doctoral_advisor = Gabriel Lippmann | doctoral_students = | known_for = | awards = | signature = Marie Curie Skłodowska Signature Polish.svg | footnotes = Bà là người duy nhất thắng giải Nobel ở hai lĩnh vực khoa học. | spouse = | children = | field = }}
Maria Salomea Skłodowska-Curie (; ; 7 tháng 11 năm 1867 – 4 tháng 7 năm 1934), thường được biết đến với tên gọi đơn giản là Marie Curie ( , ), là một nhà vật lý và nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan, chủ nhân của nghiên cứu tiên phong về phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel, người đầu tiên hai lần đoạt giải Nobel và là người duy nhất giành giải Nobel ở hai lĩnh vực khoa học. Chồng bà, Pierre Curie là người đồng đoạt giải Nobel đầu tiên của bà, qua đó giúp họ trở thành cặp vợ chồng đầu tiên đoạt giải Nobel và khởi xướng di sản gia đình Curie của năm giải Nobel. Năm 1906, bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành giáo sư tại Đại học Paris.
Curie sinh ra ở Warszawa, lúc ấy nằm ở Vương quốc Ba Lan, một phần của Đế quốc Nga. Bà bí mật học tại Đại học Bay của Warszawa và bắt đầu thực tập khoa học thực tế tại Warszawa. Năm 1891, ở tuổi 24, bà theo chị gái Bronisława đến học ở Paris, nơi bà có được bằng cao hơn và tiến hành công trình khoa học tiếp theo của mình. Năm 1895, bà kết hôn với nhà vật lý người Pháp Pierre Curie; bà đã chia chung giải Nobel Vật lý năm 1903 với ông và nhà vật lý Henri Becquerel vì công trình tiên phong trong việc phát triển lý thuyết về "phóng xạ" – một thuật ngữ do bà đặt ra. Năm 1906, Pierre Curie qua đời trong một vụ tai nạn do bị xe ngựa tông phải trên đường phố Paris. Marie đoạt giải Nobel Hóa học năm 1911 nhờ phát hiện ra các nguyên tố poloni và radi, sử dụng những kỹ thuật mà bà phát minh ra để tách được đồng vị phóng xạ. Dưới sự chỉ đạo của bà, những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành nhằm điều trị các khối u bằng sử dụng đồng vị phóng xạ. Bà thành lập Viện Curie ở Paris năm 1920, và Viện Curie ở Warszawa năm 1932; cả hai hiện vẫn là những trung tâm nghiên cứu y học lớn. Trong Thế chiến thứ nhất, bà đã phát triển những thiết bị chụp X-quang di động để cung cấp dịch vụ X-quang cho bệnh viện dã chiến.
Mặc dù là một công dân Pháp, Marie Skłodowska Curie (sử dụng cả hai họ) không bao giờ đánh mất ý thức về bản sắc Ba Lan của mình. Bà dạy các con gái tiếng Ba Lan và đưa chúng đến thăm Ba Lan. Bà đặt tên cho nguyên tố hóa học đầu tiên mà mình phát hiện ra ''là poloni'', theo tên quê hương của mình. Marie Curie qua đời vào năm 1934 ở tuổi 66, tại viện điều dưỡng ở Passy (), Pháp vì mắc bệnh suy tủy xương, mà nguyên nhân có thể là do tiếp xúc với bức xạ trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong công việc phóng xạ tại bệnh viện dã chiến trong Thế chiến I. Ngoài giải Nobel, bà còn nhận được nhiều giải thưởng và tri ân khác; năm 1995, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được chôn cất vì công lao của chính mình tại ở Paris, và Ba Lan tuyên bố năm 2011 là năm Marie Curie trong Năm hóa học quốc tế. Bà là đối tượng của nhiều tác phẩm tiểu sử. Được cung cấp bởi Wikipedia
1