Tự Lực văn đoàn

Tự Lực văn đoàn (chữ Hán: , tiếng Pháp: ) là tổ chức văn học mang tính hội đoàn, một nhóm nhà văn đã tạo nên một trường phái văn học, một phong trào cách tân văn học (và trên nhiều lĩnh vực, đồng thời là một phong trào cách tân văn hóa, cải cách xã hội) Việt Nam hiện đại, khởi đầu là một tổ chức văn bút do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khởi xướng vào năm 1932, nhưng đến thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 1934 mới chính thức trình diện (theo tuần báo ''Phong Hóa'' số 87).

Cho tới nay, Tự Lực văn đoàn được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là hội nhóm sáng tác văn nghệ (do tư nhân sáng lập và điều hành) có sức ảnh hưởng văn hóa sâu rộng nhất không chỉ trong thời hiện đại mà còn trong cả lịch sử văn học viết khoảng chừng một nghìn năm của Việt Nam. Trong thời kỳ hưng thịnh của Tự Lực văn đoàn, họ có thanh thế rất mạnh cả ở lĩnh vực văn chương và báo chí. Riêng trong địa hạt văn học, các cây bút văn xuôi của nhóm đã góp sức cùng nhau tạo nên cả một trường phái hoặc ở mức độ rộng hơn là phát động cả một trào lưu sáng tác văn chương nghiêng nhiều về khuynh hướng lãng mạn gắn liền với tên gọi của văn đoàn mà về sau mới có những khái niệm phổ biến trong giới nghiên cứu như “trường phái văn chương Tự Lực” hay cụ thể hơn nữa là “trường phái tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn”. Giải thưởng văn chương Tự Lực Văn Đoàn (do các thành viên chính thức của nhóm đề xuất tiêu chí trao giải, tự đứng ra tổ chức, gây quỹ, xét duyệt và trao tặng cho các cây bút sáng tác văn chương bên ngoài văn đoàn) cũng được nhiều người xem là một ý tưởng đột phá, một dấu ấn văn hóa có tầm quan trọng đối với cả tiến trình lịch sử văn học Việt Nam chứ không chỉ riêng trong thời hiện đại.

Dù thế mạnh của Tự Lực văn đoàn nghiêng hẳn về văn xuôi (đặc biệt trong tiểu thuyếttruyện ngắn) nhưng họ cũng được xem rộng rãi là tổ chức văn chương chuyên nghiệp quan trọng nhất đương thời có vai trò đỡ đầu, bảo trợ, cổ vũ cho phong trào Thơ mới của Việt Nam ngay từ buổi đầu sơ khai tới trọn thập niên 1930. Trong danh sách thành viên của họ thường có hai tên tuổi của phong trào Thơ mới là Thế LữXuân Diệu. Tính cho tới những thập niên đầu thế kỷ 21, Tự Lực văn đoàn cũng là hội nhóm sáng tác văn chương thu hút giới nghiên cứu phê bình một cách toàn diện và sôi nổi nhất trong lịch sử văn học Việt Nam (xem chi tiết ở mục tài liệu nghiên cứu, phê bình về Tự Lực văn đoàn trong phần cuối bài viết). Bên cạnh địa hạt chính là văn chương, Tự Lực văn đoàn cũng có chỗ đứng rất nổi bật trong lịch sử báo chí - truyền thông đại chúng (thông qua hai tờ tuần báo ''Phong Hóa'' và ''Ngày Nay'') cũng như xuất bản (thông qua An Nam xuất bản cục và nhà xuất bản Đời Nay) của Việt Nam.

Tuy nhiên, Tự Lực văn đoàn cũng đồng thời có thể là hội nhóm sáng tác văn nghệ gây nhiều tranh cãi nhất, hứng chịu nhiều chỉ trích - phê phán gay gắt nhất trong lịch sử Việt Nam tới nay, mà một trong những nguyên nhân chính có thể do khuynh hướng chính trị cùng hoạt động đảng phái gia tăng của họ (cụ thể hơn là của bộ ba Nhất LinhHoàng ĐạoKhái Hưng) trong giai đoạn cuối trước khi dần tan rã. Ngay cả số lượng tối đa thành viên chính thức suốt lịch sử của văn đoàn là 7 ("thất tinh") hay 8 ("bát tú"), rồi danh sách cụ thể các thành viên (vấn đề thêm người nào hay bớt người nào và vấn đề tư cách thành viên chính thức hay dự bị) cũng như mức độ chính xác thời điểm thành lập và giải tán thực sự của văn đoàn tới giờ vẫn là những chủ đề tranh luận chưa có hồi kết của giới nghiên cứu lịch sử văn học cũng như báo chí Việt Nam. Trong thời của họ, Tự Lực Văn Đoàn đã có không ít đối thủ cạnh tranh công kích lẫn nhau cả trong làng báo lẫn làng văn. Một vài nguyên nhân quan trọng nữa khiến họ (chính xác hơn là bộ ba Nhất Linh – Hoàng Đạo – Khái Hưng) nhận được không mấy thiện cảm, quan tâm từ đại bộ phận giới nghiên cứu, phê bình, giảng dạy và sáng tác văn chương trong nước suốt nhiều thập kỷ kể từ sau năm 1945 là hoàn cảnh xuất thân, hoạt động chính trị - xã hội, rồi khuynh hướng sáng tác "bị gắn mác" như “''trưởng giả''” - “''(tiểu) tư sản''” - “''lãng mạn''” - “''ủy mị''” - “''bế tắc''” - “''ảo tưởng''” - “''ru ngủ''” - “''thiếu tinh thần cách mạng''” - “''thiếu tính đấu tranh giai cấp''” theo khuôn định của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa được thiết lập một cách độc tôn chính thức ở miền Bắc Việt Nam từ đầu thập niên 1950 trở đi. Với cả nhóm nói chung cũng như từng thành viên nói riêng, cách đánh giá của giới nghiên cứu Việt Nam (cả trong nước lẫn hải ngoại) cho tới nay phần lớn vẫn còn tương đối dè dặt và không nhất quán. Lấy một thí dụ tiêu biểu, trong số các cây bút (đồng thời là thành viên chính thức) chuyên về văn xuôi của nhóm thì Thạch Lam có lẽ là người có được sự tiếp nhận nồng nhiệt, ưu ái hơn cả từ giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy trong nước đặc biệt kể từ đầu thời kỳ Đổi Mới tới nay. Trong khi đó, hành trạng chính trị - xã hội cũng như tác phẩm văn chương lẫn báo chí của bộ ba Nhất Linh – Hoàng Đạo – Khái Hưng vẫn là những đối tượng phê phán và chỉ trích (thậm chí lên án) chủ yếu của đại bộ phận giới phê bình, giảng dạy "chính thống" trong nước mỗi khi cần đề cập tương đối chi tiết đến lịch sử văn đoàn. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 11 kết quả của 11 cho tìm kiếm 'Tự lực Văn đoàn', thời gian truy vấn: 0.07s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Tự, Lực Văn Đoàn
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
2
Bỡi Tự, Lực Văn Đoàn
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
3
Bỡi Tự, Lực Văn Đoàn
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
4
Bỡi Tự lực Văn đoàn
Được phát hành 2017
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
5
Bỡi Tự lực Văn đoàn
Được phát hành 2017
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
6
Bỡi Tự lực Văn đoàn
Được phát hành 2017
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
7
Bỡi Tự lực Văn đoàn
Được phát hành 2017
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
8
Bỡi Tự lực Văn đoàn
Được phát hành 2017
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
9
Bỡi Tự, Lực Văn Đoàn
Được phát hành 2022
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
10
Bỡi Tự, Lực Văn Đoàn
Được phát hành 2022
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
11
Bỡi Tự, Lực Văn Đoàn
Được phát hành 2022
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu