Trần Hưng Đạo

| nơi mất = Vạn Kiếp, Đại Việt nay là (Chí Linh, Hải Dương, Việt Nam) | ngày an táng = | nơi an táng = Vườn An Lạc | học vấn = | nghề nghiệp = | tôn giáo = | chữ ký = }}

Trần Hưng Đạo (chữ Nho: 陳興道; 1228 – 1300) (tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Nho: 陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương) là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Sau khi qua đời dân gian đã suy tôn ông thành Đức Thánh Trần (德聖陳) hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế (九天武帝). Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Là con của thân vương An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do hoàng tử thứ chín Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi tiếp tục được phong Quốc công tiết chế; Hưng Đạo vương khẳng định với vua Trần Nhân Tông: ''"Năm nay đánh giặc nhàn"''. Ông đã áp dụng thành công chiến thuật của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân nhà Nguyên do các tướng Phàn TiếpÔ Mã Nhi chỉ huy trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, buộc quân Nguyên lại phải rút về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.

Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước lúc qua đời, ông khuyên Trần Anh Tông: ''"Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc"''. Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như ''Hịch tướng sĩ'', ''Binh thư yếu lược'' và ''Vạn Kiếp tông bí truyền thư'' đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 5 kết quả của 5 cho tìm kiếm 'Trần Hưng Đạo.', thời gian truy vấn: 0.03s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Trần Hưng Đạo
Được phát hành 2001
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Trần Hưng Đạo.
Được phát hành 1969
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
3
Bỡi Trần, Hưng Đạo
Được phát hành 2018
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
4
Bỡi Trần, Hưng Đạo
Được phát hành 2022
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
5
Được phát hành 1978
...Tổ cải tiến quản lý nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo...
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp