Taksin
| đăng quang = 28 tháng 12 năm 1767 | tiền nhiệm = triều đại thành lập | kế nhiệm = Buddha Yodfa Chulaloke (của vương triều Chakri) | nhiếp chính = Inthraphithak | kiểu nhiếp chính = Phó vương | hôn phối = Vương hậu Bathabharicha (Sorn) | con cái = 30 | hoàng tộc = triều đại Thonburi | cha = Yong Saetae | mẹ = Nok-lang (sau là Somdet Krom Phra Phithak Thephamat) | sinh = | nơi sinh = Ayutthaya, Vương quốc Ayutthaya | mất = | nơi mất = Cung điện Wang Derm, Thon Buri, Vương quốc Thonburi | tôn giáo =Phật giáo | ngày an táng = | nơi an táng = }} Taksin Đại đế (, , ) hay Quốc vương Thonburi (, , tiếng Trung giản thể: 郑 昭; tiếng Trung phồn thể: 鄭 昭; bính âm: Zhèng Zhāo; tiếng Triều Châu: Dên Chao; tiếng Việt: Trịnh Quốc Anh - 鄭國英) (17 tháng 4 năm 1734 – 7 tháng 4 năm 1782) là quốc vương duy nhất của Vương quốc Thonburi. Ông từng là một quý tộc ở Vương quốc Ayutthaya và sau đó là một nhà lãnh đạo lớn trong cuộc giải phóng Xiêm khỏi sự chiếm đóng của Miến Điện sau khi Ayutthaya thất thủ lần thứ nhì vào năm 1767, và sau đó thống nhất Xiêm từ các quân phiệt. Do Ayutthaya hầu như bị tàn phá hoàn toàn, ông cho thiết lập Thonburi làm tân đô. Trong thời gian trị vì của ông, xảy ra các sự kiện nổi bật như các cuộc chiến tranh, chiến đấu đẩy lui các cuộc xâm chiếm mới của Miến Điện và chinh phục Vương quốc Lan Na ở phía bắc, các tiểu quốc Lào, và uy hiếp một Cao Miên đã bị suy yếu. Ông bị chiến hữu lâu năm là Buddha Yodfa Chulaloke hành quyết, người này lập nên Vương triều Chakri cai trị Thái Lan cho đến nay.Mặc dù chiến tranh diễn ra trong hầu hết thời gian sự nghiệp của Taksin, song ông dành sự quan tấm lớn đến chính trị, cai quản, kinh tế, và phúc lợi của quốc gia. Ông xúc tiến mậu dịch và duy trì quan hệ với ngoại quốc như Đại Thanh, Anh, và Hà Lan. Ông cho xây dựng đường giao thông và đào kênh. Bên cạnh việc khôi phục và cải tạo chùa, ông còn nỗ lực phục hưng văn học, và các loại hình nghệ thuật khác như kịch, hội họa, kiến trúc, và thủ công nghiệp. Ông cũng ban hành các quy định về việc thu thập và cải biên các văn bản khác nhau nhằm xúc tiến giáo dục và nghiên cứu tôn giáo. Nhằm công nhận công lao của ông với người Thái, sau này ông được truy phong tước ''Maharaj'' (Đại Đế). Được cung cấp bởi Wikipedia
1
2
3