Văn Cao

| nơi sinh = Hải Phòng, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương | ngày mất = | nơi mất = Hà Nội, Việt Nam | bút danh = Người sông Ngự | nghề nghiệp = Nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ, chiến sĩ biệt động cách mạng | quốc tịch = | dân tộc = Kinh | đào tạo hội họa = Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương | dòng nhạc = | thể loại hội họa = Mỹ thuật hiện đại Việt Nam | thể loại văn học = Thơ hiện đại Việt Nam | tác phẩm âm nhạc = ''Tiến quân ca''
''Buồn tàn thu''
''Trường ca Sông Lô''
''Làng tôi''
''Tiến về Hà Nội'' | tác phẩm văn học nổi bật = ''Những người trên cửa biển'' (trường ca thơ), '''' (tập thơ), ''Một đêm đàn lạnh trên sông Huế'' (bài thơ), ''Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc'' (bài thơ) | giải thưởng 1 = Giải thưởng Hồ Chí Minh | năm 1 = 1996 | hạng mục 1 = Văn học nghệ thuật | vợ = Nghiêm Thúy Băng | con = năm con (3 con trai, con cả là Văn Thao) | khen thưởng = | ảnh hưởng bởi = Lê Thương, Hoàng Quý, Đặng Thế Phong, Vũ Quý | ảnh hưởng tới = Phạm Duy, Thanh Thảo }} Văn Cao (tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, 15 tháng 11 năm 1923 – 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, chiến sĩ biệt động ái quốc người Việt Nam. Ông là tác giả của ca khúc ''Tiến quân ca,'' quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với Phạm Duy

Thuộc thế hệ nhạc sĩ Tân nhạc tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn, đáng chú ý nhất là ''Bến xuân'', ''Suối mơ'', ''Thiên Thai và'' ''Trương Chi.'' Ông nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như ''Tiến quân ca'', ''Trường ca Sông Lô'', ''Tiến về Hà Nội''... vì vậy ông đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến.

Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) - âm nhạc - hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mười tám đôi mươi. Không được đào tạo một cách thực sự chính quy, chuyên sâu cả về âm nhạchội họa, những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực này có thể nói là bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha thì "Văn Cao là trời cho"). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam – ở nơi "dòng chảy" của sáng tạo cá nhân một con người có sự "hợp lưu" xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Nhận định về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một nghệ sĩ đa tài, thích "lãng du" qua những "địa hạt" (lĩnh vực) nghệ thuật khác nhau. Nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam hiện đại Thụy Khuê cũng lưu ý về thế giới nghệ thuật phong phú đa diện của Văn Cao, tưởng như khó gặp sự trùng lặp hay vay mượn ý tưởng lẫn nhau giữa hai địa hạt rất gần là âm nhạc và thơ ca: "Nếu nhạc của Văn Cao đưa con người vào cõi mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: phần đời thực với ''Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc'', ''Ngoại ô mùa đông 1946'', ''Những người trên cửa biển'' và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do, trong các bài thơ ngắn, cô đọng và đau thương, ''như những giọt nước mắt không rơi ngoài tim mình'' như lời thơ Thanh Tâm Tuyền... Cúi xuống những lầm than của kiếp người, Văn Cao là người duy nhất để lại những hình ảnh kinh hoàng của trận đói tháng 3 năm Ất Dậu. Nếu không có ''Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc'', thì chúng ta không thể hình dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô đầu của một Hà Nội..."

Dù những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt là về âm nhạc và thơ ca) nói chung không thực dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại. Một số ví dụ điển hình là vai trò đặc biệt quan trọng của ông trong sự định hình của thể loại tình ca, hùng ca (trong đó nổi bật là dòng nhạc cách mạng) và trường ca trong âm nhạc cũng như thể loại trường ca trong thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên những đóng góp về thơ ca và hội họa của Văn Cao vì nhiều lý do khác nhau mà ít được nhắc tới hơn rất nhiều so với những thành tựu trong âm nhạc của ông. Là một người tài hoa vào loại bậc nhất trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, nhưng ngay từ thời còn niên thiếu ở Hải Phòng ông đã là một người có thiên hướng khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân trước đám đông. Sau biến cố ''Nhân văn – Giai phẩm'' cuối thập niên 1950, ông lại càng có xu hướng sống khép kín và cô độc hơn mặc dù luôn có gia đình (đặc biệt là vợ ông) và một số bạn văn nghệ thân quen làm chỗ dựa cho đến những năm cuối đời. Khác với quan niệm truyền thống xưa nay về tài tử và giai nhân, cuộc đời của Văn Cao ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ vì như ông từng bộc bạch trong một cuốn phim tài liệu về mình rằng, "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi." Lê Thiếu Nhơn trong một bài viết đăng trên báo Báo Công an nhân dân có tổng kết: "Cuộc đời 72 năm của Văn Cao gắn bó trọn vẹn với Việt Nam thế kỷ 20 nhiều biến động, để lại cho thế hệ sau không ít câu hỏi không dễ trả lời. Câu hỏi rộn ràng về cống hiến nhọc nhằn, câu hỏi cồn cào về thế sự ngổn ngang, về mệnh kiếp lênh đênh. Một Văn Cao đa tài không thể che chở một Văn Cao lận đận. Một Văn Cao danh vọng không thể bênh vực một Văn Cao cay đắng. Một Văn Cao hào hoa không thể an ủi một Văn Cao cô độc. Những ngày tháng Văn Cao đã sống, cứ đổ cái bóng gầy hắt hiu và trắc ẩn vào lòng công chúng, mà những bài hát của ông không lý giải được, những bức tranh của ông cũng không lý giải được. Chỉ còn lại thơ, xoa dịu và tỏ bày giùm Văn Cao."

Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định... Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 20 kết quả của 37 cho tìm kiếm 'Văn Cao', thời gian truy vấn: 0.04s Tinh chỉnh kết quả
1
Bỡi Văn Cao
Được phát hành 1998
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2
Bỡi Văn Cao
Được phát hành 1998
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
3
Bỡi Văn Cao
Được phát hành 1998
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
4
5
Bỡi Nguyễn, Văn Cao
Được phát hành 1994
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Trà Vinh
6
7
8
Bỡi Nguyễn Văn Cao
Được phát hành 1994
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
9
Bỡi Huỳnh, Văn Cao
Được phát hành 2011
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Liên kết dữ liệu
10
Bỡi Nguyễn, Văn Cao
Được phát hành 2020
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
11
Bỡi Nguyễn, Văn Cao
Được phát hành 2020
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
12
Bỡi Văn, Cao Trung
Được phát hành 2016
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu và E-Learning, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Liên kết dữ liệu
13
14
15
16
Bỡi Quách, Văn Cao Thi
Được phát hành 2009
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
17
18
19
20