So sánh tính chất vật lý, hóa học đất trong và ngoài đê bao huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang : Luận văn tốt nghiệp cao học ngành. Khoa học Môi trường
Kết quả phân tích đất cho thấy việc canh tác lúa 3 vụ trong đê bao đã làm tích tụ axit và muối hòa tan cao hơn so với vùng canh tác lúa 2 vụ ngoài đê bao, thể hiện qua giá trị pH đất trong đê thấp hơn so với pH đất ngoài đê; EC của đất trong đê c...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2019
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Kết quả phân tích đất cho thấy việc canh tác lúa 3 vụ trong đê bao đã làm tích tụ axit và muối hòa tan cao hơn so với vùng canh tác lúa 2 vụ ngoài đê bao, thể hiện qua giá trị pH đất trong đê thấp hơn so với pH đất ngoài đê; EC của đất trong đê cao hơn so với EC của đất ngoài đê, tuy nhiên giá trị pH và EC vẫn nằm trong giới hạn phát triển tốt cho cây lúa. Thành phần cơ giới đất trong đê có hàm lượng sét cao hơn so với đất ngoài đê, đất trong và ngoài đê ở Tri Tôn được phân loại là đất sét, còn ở Tịnh Biên đất trong đê là đất sét pha thịt và ngoài đê là đất thịt trung bình pha sét. Hàm lượng chất hữu cơ tại Tri Tôn của khu vực trong đê bao và ngoài đê bao đều nằm trong mức từ trung bình đến khá, còn tại Tịnh Biên chất hữu cơ ở mức trung bình đến nghèo. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trong đê (3 vụ lúa) cao hơn so với đất ngoài đê (2 vụ lúa) do lượng gốc rạ được vùi vào đất nhiều hơn ở đất lúa 3 vụ canh tác trong đê. Từ đó dẫn đến khả năng trao đổi cation (CEC), đạm tổng số của đất trong đê cũng cao hơn so với đất ngoài đê, đặc biệt ở tầng đất mặt Ap. Trong khi đó hàm lượng lân tổng số và kali tổng số chưa thấy được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả hai điểm nghiên cứu. Độ nén dẽ của tầng đất Bg luôn cao hơn ở đất trong đê so với đất ngoài đê ở cả hai điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên thể hiện qua độ xốp và hệ số thấm thấp, dung trọng và độ chặt của đất cao. |
---|