Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao trên các vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh An Giang : Luận án tiến sĩ chuyên ngành. Môi trường Đất và Nước

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 với 460 ô tiêu chuẩn (OTC) 100 m² nhằm xác định sự phân bố và đa dạng thực vật có mạch trên ba vùng sinh thái tiêu biểu, làm cơ sở cho việc khai thác bền vững và bảo tồn đa dạng thực vạ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Hải Lý
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 với 460 ô tiêu chuẩn (OTC) 100 m² nhằm xác định sự phân bố và đa dạng thực vật có mạch trên ba vùng sinh thái tiêu biểu, làm cơ sở cho việc khai thác bền vững và bảo tồn đa dạng thực vật của tỉnh An Giang. Dựa vào bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp và phân bố đất, các OTC khảo sát cây thân gỗ (10m x 10m) và thân thảo (1m x 1m) được bố trí ở từng nhóm đất của vùng đồi núi, vùng đồng lụt ven sông và vùng đồng lụt hở. Tại mỗi OTC thu thập số loài, số cá thể và D1,3, giá trị sử dụng và tác động của người dân, mẫu thực vật và đất. Xác định tên loài bằng phương pháp so sánh hình thái và các thông số hóa lý của đất được phân tích trong phòng thí nghiệm. Số liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê là ANOVA, Regression, PCA, CCA và RDA.