Kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân tỉnh An Giang : Luận án tiến sĩ ngành. Phát triển Nông thôn

An Giang là một trong 13 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng bởi lũ hàng năm và là một trong những tỉnh đầu nguồn có biên giới giáp với Campuchia. Hàng năm, khi lũ từ thượng nguồn đổ xuống cùng với lượng nước mưa đã...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phạm, Xuân Phú
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2019
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:An Giang là một trong 13 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng bởi lũ hàng năm và là một trong những tỉnh đầu nguồn có biên giới giáp với Campuchia. Hàng năm, khi lũ từ thượng nguồn đổ xuống cùng với lượng nước mưa đã gây ngập lũ. Khi lũ về đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của nông dân. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp của kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân ở tỉnh An Giang, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả sử ḍng kiến thức bản địa trong việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân vùng lũ. Bằng cách sử ḍng phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững để đánh giá tính tổn thương sinh kế của kiến thức bản địa do lũ, sử ḍng chỉ số tổn thương (LVI) đánh giá tính tổn thương sinh kế thay đổi do lũ đối với cộng đồng địa phương và áp dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng chéo, kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) và tương quan đa biến .Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở địa bàn nghiên cứu vẫn còn lưu giữ nhiều kiến bản địa có giá trị trong thích ứng với lũ. Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép c̣ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng có một số kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay cần nên xem xét trong điều kiện hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế của khu vực nghiên cứu giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, kiến thức - kỹ năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu nhập và tài chính, chiến lược sinh kế, thảm họa thiên nhiên và khác nhau ở vùng đầu, giữa và cuối nguồn. Vì thế nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp bảo tồn kiến thức bản địa có giá trị, ứng ḍng kết hợp kiến thức bản địa với các biện pháp thích nghi hiện tại để nâng cao khả năng chủ động thích nghi với lũ trong điều kiện khí hậu biến đổi.