Khảo sát hoạt tính sinh học của cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa L harms) và đa dạng di truyền cuả Đinh lăng (Polyscias sp.) : Luận văn tốt nghiệp cao học ngành. Công nghệ Sinh học
Các yếu tố môi trường sống và thời gian sinh trưởng có tác động rất đến quá trình hình thành các hợp chất trong cây cũng như sự đang dạng sinh học. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của điều kiện địa lý và thời gian...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Ttrường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Các yếu tố môi trường sống và thời gian sinh trưởng có tác động rất đến quá trình hình thành các hợp chất trong cây cũng như sự đang dạng sinh học. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của điều kiện địa lý và thời gian sinh trưởng lên hàm lượng một số hợp chất trong cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms) bằng phương pháp sắc lý lỏng cao áp, cũng như sự đa dạng di truyền của cây Đinh lăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Thời gian sinh trưởng và bộ phận của cây có ảnh hưởng đáng kể đến tổng hàm lượng thiamine, axit tannic, quercetin và hợp chất veratrine trong cây bằng phương pháp HPLC. Trong đó, cây Đinh lăng 5 năm tuổi có hàm lượng tannic acid (61,43 mg/g) và veratrine (0,76 mg/g) cao hơn cây 1, 2 và 3 năm tuổi. Hàm lượng tannic acid, quercetin và veratrine ở lá của mẫu Đinh lăng (lần lượt là 75,87; 1,02 và 0,84 mg/g) cao hơn so với ở thân và rễ, trong khi đó hàm lượng thiamine ở rễ thì cao hơn (0.03 mg/g); (2) Cây Đinh lăng 5 năm tuổi trồng tại Cà Mau có hàm lượng các chất saponin, veratrine và thiamine (lần lượt là 40,12; 0,86 và 0,03 mg/g) cao hơn so với các cây trồng ở các địa điểm khác. (3) Cao chiết từ cây Đinh lăng có khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn cao và có tiềm năng trong nghiên cứu điều trị bệnh kháng khuẩn và tác nhân oxy hóa. (4) Dựa vào trình tự ITS, cho thấy có sự đa dạng di truyền của các 9 mẫu Đinh lăng thu thập tại các tỉnh Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang và An Giang, thuộc các loài Polyscias sp., Polyscias fruticosa, Polyscias quilfoylei và Polyscias scutellaria. Từ khóa: đa dạng di truyền, hoạt chất sinh học, kỹ thuật ITS, Polyscias fruticosa L. Harms, sắc ký lỏng cao áp. |
---|