Xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên đất phèn nhiễm mặn: Trường hợp nghiên cứu cụ thể tại xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A và Hỏa Tiến của tỉnh Hậu Giang : Luận án tiến sĩ Khoa học đất
Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn, có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ chịu tác động lớn do sự gia tăng nhiệt độ, thay đo...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn, có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ chịu tác động lớn do sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi về phân bố lượng mưa, hạn hán và nước biển dâng. Trong những năm tiếp theo, dự báo khô hạn sẽ đến sớm hơn kết hợp với nguồn nước sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt sẽ dẫn đến sự xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, làm biến đổi các đặc tính hóa, lý, sinh học đất theo chiều hướng xấu đi. Tương tự các tỉnh ven biển khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang đang chịu tác động của xâm nhập mặn, do đó cần thiết phải có các giải pháp thay đổi cơ cấu cây trồng và quản lý đất phù hợp giúp giảm rủi ro và ổn định thu nhập nông hộ. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định được hiện trạng xâm nhập mặn, các giải pháp hiệu quả để cải tạo đất canh tác lúa bị ảnh hưởng bởi phèn và xâm nhập mặn, đánh giá đất đai và đề xuất các kiểu sử dụng đất phù hợp để từ đó xây dựng các hệ thống canh tác thích ứng và cho hiệu quả cao trong điều kiện xâm nhập mặn tại tỉnh Hậu Giang. |
---|