Nghiên cứu đánh giá hệ số Nc tính sức kháng mũi của cọc đơn trong môi trường đất sét ở Đồng bằng sông Cửu Long : Luận văn tốt nghiệp cao học. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Sức kháng mũi của cọc đóng vai trò quan trọng xác định sức chịu tải cực hạn của cọc trong tính toán thiết kế móng cọc. Nghiên cứu này tập trung đánh giá hệ số Nc để tính sức kháng mũi của cọc đơn trong môi trường đất sét ở đồng bằng sôn...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phan, Tường Duy
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Sức kháng mũi của cọc đóng vai trò quan trọng xác định sức chịu tải cực hạn của cọc trong tính toán thiết kế móng cọc. Nghiên cứu này tập trung đánh giá hệ số Nc để tính sức kháng mũi của cọc đơn trong môi trường đất sét ở đồng bằng sông Cửu Long. Giá trị Nc được xác định bằng biểu đồ tương quan của Nc theo hệ số hình dạng móng B/L và hệ số độ sâu chôn cọc Lc/D trong điều kiện đất sét ở đồng bằng sông Cửu Long cho các trường hợp đường kính cọc tương ứng D = 0,2 ÷ 0,8 m. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này: (1) phân tích một số công thức tính toán sức chịu tải của móng cọc để xác định giá trị Nc; (2) sử dụng phương pháp số, phương pháp phần tử hữu hạn thông qua phần mềm Plaxis 3D CONNET Edition V20 để kiểm tra và tính toán sức chịu tải của cọc đơn trong đất sét; và (3) so sánh, đánh giá các phương pháp và đề xuất giá trị cho Nc và tính toán sức chịu tải của cọc đơn trong môi trường đất sét ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác giả kiến nghị chọn giá trị Nc = 8,5 để tính toán sức kháng mũi và sức chịu tải của cọc so với TCVN 10304:2014 và phương pháp số cho đất sét ở ĐBSCL là khám tương đồng