Đánh giá tác động của việc đốt có kiểm soát đến sự thay đổi đặc tính đất và lớp phủ thực vật tại Vườn quốc gia Tràm Chim : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường
Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp nhằm phân tích đánh giá sự thay đổi chất lượng đất, thành phần thực vật bậc cao, lớp phủ của thực vật dưới tác động đốt. Nghiên cứu thực hiệ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp nhằm phân tích đánh giá sự thay đổi chất lượng đất, thành phần thực vật bậc cao, lớp phủ của thực vật dưới tác động đốt. Nghiên cứu thực hiện 3 đợt thu mẫu (trước khi đốt, đốt lần 1 và đốt lần 2) tại 6 vị trí trong khu A5. Chất lượng đất được đánh giá thông qua 9 chỉ tiêu bao gồm: sa cấu, dung trọng, ẩm độ, pHH₂O, độ dẫn điện (EC), chất hữa cơ, đạm tổng số (%N), lân tổng số (%P₂ O₅) và kali tổng số (%K₂O). Nghiên cứu còn áp dụng phương pháp phân tích đa biến gồm phân tích thành phần chính (PCA) và phép tương quan Pearson để đánh giá các thông số ảnh hưởng đến chất lượng đất và mối quan hệ giữa các thông số này. Kết quả phân tích cho thấy qua các đợt tính chất đất đặc trưng của môi trường đất phèn, sa cấu chủ yếu là sét, pH ở mức thấp (pH>4), độ ẩm và hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức cao. Qua phân tích PCA cho thấy tác động đốt đã làm xáo trộn bề mặt đất ở mức yếu đến trung bình (0.305 – 0.542). Có 3 loài thực vật đã được xác định trong khu vực nghiên cứu, trong đó khu vực đốt chiếm ưu thế bởi Năng ống (Eleocharis dulcis), các điểm đối chứng phát hiện Năng kim (Eleocharis ochrostachys Steud) và cỏ Cú (Cyperus rotundus L.). Hoạt động đốt đã làm giảm lớp thực bì từ 8.5 cm xuống 0 cm, tuy nhiên không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cỏ Năng, có sự xuất hiện của Năng kim trong khu đốt. Nghiên cứu đã cung cấp thông tin sơ bộ cho việc đánh giá và quản lý chất lượng đất thông qua việc đốt có kiểm soát. Chính vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu về việc đốt có kiểm soát để có các đánh giá khách quan hơn phục vụ công tác quản lý. |
---|