Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide đến khả năng chịu mặn của lúa cao sản : Luận án Tiến sĩ. Ngành Khoa học Cây trồng

Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide đến khả năng chịu mặn của lúa cao sản" được thực hiện nhằm: (i) Xác định ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật brassinolide đến một s...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Kiêu Hiếu
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide đến khả năng chịu mặn của lúa cao sản" được thực hiện nhằm: (i) Xác định ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật brassinolide đến một số đặc tính sinh lý – sinh hóa của cây lúa cao sản khi bị mặn; (ii) Tìm ra nồng độ brassinolide xử lý cho cây lúa bị mặn ở những giai đoạn sinh trưởng của lúa (mạ, đẻ nhánh, tượng đòng và trổ) và mức độ mặn khác nhau. Đề tài đã thực hiện 12 thí nghiệm (2 thí nghiệm trong phòng, 8 thí nghiệm trong nhà lưới, 2 thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu) với 2 nội dung chính bao gồm (i) nghiên cứu một số đặc tính sinh lý sinh hóa của cây lúa cao sản khi bị mặn dưới tác động của brassinolide; (ii) nghiên cứu xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật brassinolide khi lúa bị mặn ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau trong điều kiện nhà lưới, sau đó ứng dụng kết quả vào sản xuất thực tiễn đồng ruộng. Trong đó, brassinolide xử lý ở các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới gồm có các mức nồng độ là 0; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L với các nồng độ mặn nghiên cứu gồm 3‰ và 6‰. Thời gian thực hiện các thí nghiệm của luận án từ năm 2015 đến năm 2018.