Phân lập và tuyển chọn nấm rễ nội sinh tăng khả năng chịu phèn mặn ở cây lúa (Oryza sativa L.) trồng tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Ngành Công nghệ Sinh học

Nghiên cứu thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm rễ nội cộng sinh (AMF) tăng khả năng chống chịu phèn mặn trên cây lúa trồng tại 3 xã thuộc huyện Giang Thành. Thanh lọc các giống lúa trong môi trường Yoshida và khay đấ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Thạch, Thị Bảo Ngọc
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm rễ nội cộng sinh (AMF) tăng khả năng chống chịu phèn mặn trên cây lúa trồng tại 3 xã thuộc huyện Giang Thành. Thanh lọc các giống lúa trong môi trường Yoshida và khay đất có bổ sung NaCl (4‰, 5‰, 6‰) và FeCl₂ (100 ppm, 200 ppm, 250 ppm) trong 2 tuần. Kết quả cho thấy 6 giống đạt mức chống chịu (cấp 3) trong môi trường Yoshida và 2 giống mức chống chịu tốt (Cấp 1) trong khay đất. Hai dấu phân tử RM252, RM206 sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen kháng phèn, mặn. Kết quả PCR cho thấy 2 giống lúa OM5451, ĐT8 mang gen kháng phèn mặn. Phân tích được 6 chỉ tiêu lý hóa sinh học đất tầng mặt. Nhuộm rễ với Tryphan blue 0,05% và microwave để khảo sát sự xâm nhiễm của AMF. Tỷ lệ xâm nhiễm thấp đến trung bình (20-50%) ở điều kiện canh tác ngập nước và tương quan nghịch với lân dễ tiêu (8,58-30,8 mg/100g), xuất hiện dạng sợi nấm, thể Vesicules, thể Arbuscules. Phân lập và định danh bào tử dựa trên mô tả hình thái cho thấy có 8 chủng, 3 chi là Acaulospora sp., Gigaspora sp., Septoglomus sp.