Bước đầu phát triển vắc-xin phòng bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng thủy sản

Tổng cộng 60 chủng vi khuẩn được chọn để định danh, xác định độc lực và phát triển vắc-xin bất hoạt. Các mẫu cá tra bệnh được phân lập vi khuẩn có dấu hiệu đặc trưng như xuất huyết, phù mắt. Đặc điểm và các chỉ tiêu sinh lý hoá cơ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Minh Khôi
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Tổng cộng 60 chủng vi khuẩn được chọn để định danh, xác định độc lực và phát triển vắc-xin bất hoạt. Các mẫu cá tra bệnh được phân lập vi khuẩn có dấu hiệu đặc trưng như xuất huyết, phù mắt. Đặc điểm và các chỉ tiêu sinh lý hoá cơ bản cho thấy vi khuẩn phân lập được thuộc nhóm Aeromonas sp. và được xác định là loài A.hydrophila thông qua kỹ thuật PCR. Các chủng vi khuẩn A. hydrophila độc lực cao được sàng lọc và xác định giá trị LD50. Kết quả 6 chủng vi khuẩn AH03; AH04; AH20; AH31, AH42, AH58 có độc lực cao nhất được lựa chọn sau khi sàng lọc, giá trị LD₅₀ của từng chủng được xác lần lượt là 3,7 x 10²; 3,66 x 10³; 4,7 x 10²; 5,17 x 10³; 7,9 x 10³ và 2,0 x 10⁴. Nghiên cứu cũng nhận thấy tại nồng độ 0,8 – 2% formol và mức nhiệt 60 – 80°C cho hiệu quả cao nhất khi sử dụng để bất hoạt vi khuẩn A.hydrophila tạo kháng nguyên. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của vắc-xin được bố trí ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức được lặp lại 2 lần gồm 4 nghiệm thức vắc-xin (AH03F, AH03H, AH04F và AH04H) và 1 nghiệm thức đối chứng không tiêm. Sau 40 ngày thí nghiệm, không quan sát thấy các dấu hiệu bất thường tại vị trí tiêm và bên trong nội quan. Tỉ lệ sống của các nghiệm thức tiêm vắc-xin thấp hơn không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p>0,05); tuy nhiên, tăng trưởng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05). Kết quả kiểm tra kháng thể bằng phản ứng ngưng kết miễn dịch cho thấy các nghiệm thức tiêm vắc-xin có mức kháng thể tăng sau 10 ngày (3,5-7) và đạt đỉnh ở ngày thứ 30 (5-8). Trong đó, mức kháng thể của nghiệm thức vắc-xin bất hoạt bằng formol cao hơn nghiệm thức vắc-xin bất hoạt bằng nhiệt và đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), hệ số RPS cũng được ghi nhận ở mức cao (90-100%).