Nghiên cứu đặc điểm, hình thái và dinh dưỡng trên đất liếp trồng Cam Sành của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Ngành Hệ thống Nông nghiệp

Để sử dụng đất hợp lý cần dựa vào các kết quả khảo sát về nguồn gốc, phân bố, phân loại, mô hình canh tác và đặc tính lý hóa của đất. Đề tài thực hiện nhằm: (i) Xác định đặc điểm hình thái và đặc tính hóa –lý đất trên đất liếp...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Hoàng Diệu
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Để sử dụng đất hợp lý cần dựa vào các kết quả khảo sát về nguồn gốc, phân bố, phân loại, mô hình canh tác và đặc tính lý hóa của đất. Đề tài thực hiện nhằm: (i) Xác định đặc điểm hình thái và đặc tính hóa –lý đất trên đất liếp trồng cam Sành ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; (ii) Xác định ảnh hưởng của thời gian tuổi liếp canh tác đến hình thái phẫu diện đất và tình trạng dinh dưỡng khoáng trong đất của cam Sành ở Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long. Khảo sát trên đất liếp trồng cam Sành ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long với mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu lý, hóa đất. Phẫu diện điển hình trên đất ruộng trồng lúa lên vườn trồng cam Sành với tuổi liếp 20 năm và tuổi liếp 3 năm thuộc biểu loại đất Gleyic Anthrosols. Đất trồng cam Sành ở Tam Bình – Vĩnh Long thuộc nhóm đất phù sa không có tầng phèn. Đất Tam Bình thuộc vùng phù sa cuối nguồn ĐBSCL, đất có sa cấu chủyếu là thịt pha sét (silty clay). pH ở mức chua vừa và không bị ảnh hưởng bởi mặn. Phần trăm cac bon hữu cơ và kali trao đổi trong đất ở mức thấp. Hàm lượng Ca và Mg trao đổi trong đất không nằm ở ngưỡng thiếu. Trong phẫu diện đất, diễn biến các cation trao đổi (K, Ca và Mg), CHC, Nₜₛ, Pdₜ và CEC trên đất tầng mặt của tuổi liếp cao có sự giảm thấp hơn so với đất tuổi liếp thấp.