Tách và thu hồi lithium từ pin lithium phế thải bằng phương pháp thủy luyện : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý

Đầu tiên là quá trình tiền xử lý pin lithium phế thải và thu bột pin từ cathode và anode. Thành phần bột pin được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD). Giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy Li và Co có mặt trong bột pin dưới dạng lithium co...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Dương, Thị Hồng Nhung
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đầu tiên là quá trình tiền xử lý pin lithium phế thải và thu bột pin từ cathode và anode. Thành phần bột pin được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD). Giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy Li và Co có mặt trong bột pin dưới dạng lithium cobalt oxide (LiCoO₂). Dung dịch acid HCl được sử dụng để hòa tan Li và Co trong bột pin. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hòa tan Li và Co được khảo sát là nồng độ dung dịch HCl, nhiệt độ và thời gian phản ứng. Ở điều kiện tối ưu, hiệu suất hòa tan của Li và Co lần lượt là 97,1% và 99,5%. Quá trình tách Co khỏi Li trong dung dịch được thực hiện bằng phương pháp chiết xuất và kết tủa. Trong phương pháp chiết xuất, các chất chiết xuất thương mại được sử dụng là trioctyl amine (TOA) và tris-2-ethylhexylamine (TEHA). Đối với phương pháp kết tủa, acid oxalic được sử dụng để tách Co khỏi Li dưới dạng kết tủa cobalt oxalate (CoC₂O₄.2H₂O). Từ các kết quả thí nghiệm thu được, phương pháp kết tủa đã được lựa chọn do có tỷ lệ kết tủa Co cao và ít hao hụt Li hơn so với phương pháp chiết xuất. Ở điều kiện tối ưu, tỷ lệ kết tủa Co bằng acid oxalic đạt khoảng 95% và lượng Li hao hụt là 0,2%. Sau khi tách Co, Li trong dung dịch được thu hồi dưới dạng Li₂CO₃ bằng cách sử dụng Na₂CO₃. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ kết tủa Li như tỷ lệ mol Na₂CO₃/Li⁺ và nồng độ ion Li⁺ trong dung dịch được khảo sát. Ở điều kiện tối ưu, tỷ lệ kết tủa Li đạt 93%. Dựa trên các kết quả thu được, đề tài đã đề xuất một quy trình tối ưu để tách và thu hồi Li từ pin lithium phế thải bằng phương pháp thủy luyện, đặc biệt Co cũng được thu hồi đồng thời từ quy trình này. Hiệu suất thu hồi Li và Co trong toàn bộ quy trình lần lượt là 87,6% và 94,4%.