Sinh thái học dinh dưỡng của cá bống lưng cao Butis koilomatodon (Bleeker, 1849) phân bố ở vùng cửa sông ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Sinh thái học

Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của loài cá bống lưng cao Butis koilomatodon được thực hiện từ tháng 04 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020 tại khu vực ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau nhằm cung cấp thông tin hữu ích về tính ăn, phổ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Nhã Ý
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của loài cá bống lưng cao Butis koilomatodon được thực hiện từ tháng 04 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020 tại khu vực ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau nhằm cung cấp thông tin hữu ích về tính ăn, phổ dinh dưỡng và cường độ bắt mồi của loài này ở khu vực nghiên cứu. Thêm vào đó, nghiên cứu này còn khảo sát sự dao động của chỉ số sinh trắc ruột (RGL), điểm số của thức ăn và chỉ số sinh trắc dạ dày theo nhóm chiều dài, mùa vụ và địa điểm của cá loài này. Trong tổng số 1.227 cá thể thu được thì có 760 cá thể còn thức ăn trong ống tiêu hóa. Kết quả phân tích RGL của 1.227 cá thể cho thấy loài này thuộc nhóm cá ăn động vật do RLG=0,56±0,00 SE (RLG<1). RLG ở loài cá này biến động theo nhóm chiều dài, địa điểm thu mẫu, nhóm chiều dài cá × địa điểm và mùa vụ × địa điểm; và không chịu tác động bởi mùa vụ, nhóm chiều dài × mùa vụ. Phổ thức ăn của loài này chủ yếu là tép (89,66%) và cá nhỏ (9,89%) dựa trên kết quả phân tích 760 cá thể thức ăn trong ống tiêu hóa. Ngoài ra, trong ống tiêu hóa của loài cá này còn có giun nhiều tơ (0,04%) và mùn bã hữu cơ (0,41%). Phổ thức ăn của loài cá bống lưng cao B. koilomatodon biến động theo mùa vụ, địa điểm và mùa vụ × địa điểm; nhưng không theo nhóm chiều dài, mùa vụ × nhóm chiều dài và địa điểm × nhóm chiều dài. Cường độ bắt mồi được ước lượng từ chỉ số sinh trắc dạ dày (GaSI=0,04±0,00 SE) của loài này tương đối cao. Cường độ bắt mồi của loài này biến động nhóm chiều dài của cá, địa điểm thu mẫu, mùa vụ × địa điểm; nhưng không theo mùa vụ, nhóm chiều dài × mùa vụ, nhóm chiều dài × địa điểm. Những kết quả nghiên cứu này đã bổ sung thêm thông tin về đặc điểm dinh dưỡng của loài cá bống lưng cao B. koilomatodon. Qua đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu và nuôi nhân tạo loài này trong tương lai.