Nghiên cứu tiến trình sạt lở và các yếu tố ảnh hưởng đến đê biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Mục tiêu của nghiên cứu này được thực hiện để (1) Phân tích diễn biến tiến trình sạt lở đê biển Vĩnh Châu; (2) Phân tích các yếu tố gây sạt lở tuyến đê biển Vĩnh Châu; (3) Đề xuất giải pháp xử lý giảm nhẹ sạt lở đảm bảo an toàn cho...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Đoàn, Duy Triết
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Mục tiêu của nghiên cứu này được thực hiện để (1) Phân tích diễn biến tiến trình sạt lở đê biển Vĩnh Châu; (2) Phân tích các yếu tố gây sạt lở tuyến đê biển Vĩnh Châu; (3) Đề xuất giải pháp xử lý giảm nhẹ sạt lở đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Các phương pháp sử dụng gồm: (1) Phương pháp chồng bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu các giai đoạn năm 1965, 2000, 2005, 2010, 2015; (2) Phân tích các yếu tố gây sạt lở đê biển, xem xét sự thay đổi phạm vi, quy mô xói lở theo thời gian để thấy được tác nhân chính gây nên diễn biến xói lở của tuyến đê biển Vĩnh Châu. (3) Xây dựng mô hình tính toán từ các số liệu đo đạc thực tế thu được tại các vị trí nghiên cứu để đánh giá nguyên nhân gây sạt lở, từ đó đề xuất giải pháp xử lý giảm nhẹ sạt lở đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Kết quả phân tích diễn biến tiến trình sạt lở bằng phương pháp chồng bản đồ địa hình xác định được tốc độ sạt lở, bồi lắng trung bình hàng năm tại các vị trí nghiên cứu. Kết quả đo sóng cho thấy hiệu quả giảm chiều cao sóng của tuyến rừng so với tuyến đê. Tại tuyến đê, hiệu quả giảm sóng ứng với Hmax vào khoảng 36,8%, 1/10 Hmax vào khoảng 34,4%, và đạt khoảng 26,4% ứng với 1/3 Hmax. Tại tuyến rừng, chiều cao sóng giảm trên 50,0% khi đi qua rừng ngập mặn, ứng với Hmax vào khoảng 62,3%, 1/10 Hmax vào khoảng 55,3%, và đạt khoảng 54,0% ứng với 1/3 Hmax của các số liệu đo đạc tại thực tế. Kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu đo đạc trong một khoảng thời gian ngắn, do đó chưa thể kết luận về hiệu quả giảm sóng của rừng trong trường hợp sóng lớn. Vì vậy, cần quan trắc liên tục hoặc theo các mùa gió khác nhau để có đánh giá chính xác hơn về hiệu quả giảm sóng của rừng.