Nghiên cứu xác định nguyên nhân sạt lở sông Cái Lân, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Tình hình sạt lở bờ sông tại Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng những năm gần đây và do nhiều yếu tố tác động gây ra. Do vậy, nghiên cứu này có mục tiêu là đánh giá hiện trạng và xác định nguyên nhân sạt lở...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Đinh, Thuận Thành
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Tình hình sạt lở bờ sông tại Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng những năm gần đây và do nhiều yếu tố tác động gây ra. Do vậy, nghiên cứu này có mục tiêu là đánh giá hiện trạng và xác định nguyên nhân sạt lở tại sông Cái Lân, tỉnh Tiền Giang. Trước tiên, hiện trạng và nguyên nhân sạt lở được phân tích dựa trên số liệu thứ cấp và khảo sát thực tế. Ổn định hai bên bờ sông được phân tích và đánh giá dưới ảnh hưởng của các yếu tố do tự nhiên và do con người, gồm dao động mực nước, gia tải, áp lực sóng và dòng thấm dựa trên số liệu khảo sát và đo đạc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuyến sông Cái Lân đã xuất hiện tình trạng sạt lở cả hai bờ sông, gây thiệt hại tài sản và đe dọa đến tính mạng của các hộ dân sống ven sông. Tại vị trí sông cong (mặt cắt 1, 2 và 3), vận tốc dòng chảy có biểu đồ phân bố lệch tâm. Cấu tạo địa chất có thành phần chủ yếu là lớp đất yếu, nằm trong giới hạn dao động mực nước. Do đó dưới tác động của dao động mực nước do triều và sóng do tàu, cùng với dòng chảy lệch tâm thì khả năng sẽ tạo ra các "hàm ếch" dẫn đến mất ổn định bờ sông. Kết quả phân tích cấp phối cho thấy vận tốc dòng chảy và vận tốc không xói cho phép tương ứng với cỡ hạt theo TCVN 4118-2012 tương đương nhau tại các mặt cắt khảo sát. Vì vậy lòng sông ít có khả năng bị bào mòn do một lượng bùn đáy sẽ được vận chuyển theo dòng chảy. Tuy nhiên, cần có thêm khảo sát vận tốc theo hai phương để đánh giá chính xác khả năng vận chuyển bùn cát và do đó gây mất ổn định bờ sông. Kết quả tính hệ số ổn định cho sáu trường hợp cho thấy, nhìn chung bờ sông bên trái trái ổn định hơn bờ sông bên phải tại hầu hết các mặt cắt. Trường hợp gia tải có hệ số an toàn thấp hơn các trường hợp khác cho thấy gia tải có ảnh hưởng lớn đối với sự ổn định của bờ sông. Khi bờ sông chịu tác động của tất cả các yếu tố xem xét thì hệ số an toàn rất thấp.