Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học trung đại Việt Nam : Luận văn Thạc sĩ Khoa học. Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt

Với đề tài nghiên cứu “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học trung đại Việt Nam”, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu lí thuyết về năng lực hợp tác và việc tổ chức...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Bé Diệu
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Với đề tài nghiên cứu “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học trung đại Việt Nam”, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu lí thuyết về năng lực hợp tác và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Từ việc nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi thiết lập các tiêu chí để đánh giá năng lực hợp tác của học sinh, thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em tham gia gắn với một số tác phẩm văn học trung đại. Qua mỗi hoạt động, học sinh tự đánh giá mình, nhóm đánh giá lẫn nhau dựa vào bảng tiêu chí cụ thể; giáo viên đánh giá sản phẩm và quá trình tham gia hoạt động của học sinh. Từ đó, chúng tôi thống kê và tổng hợp kết quả từ các dữ liệu thu thập để đưa ra nhận xét chung về sự phát triển năng lực hợp tác của học sinh. Chúng tôi nhận thấy rằng, qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh có hứng thú hơn, giờ học diễn ra hào hứng và sôi động hơn, học sinh hoạt động tích cực hơn trong học tập nói chung, và trong học văn học trung đại nói riêng. Quan trọng nhất, năng lực hợp tác của các em dần được hoàn thiện hơn. Học sinh biết lắng nghe, biết chia sẻ ý kiến một cách thân thiện và hòa nhã. Trước mỗi vấn đề đặt ra các em biết kiềm chế cảm xúc của cá nhân mình, vì thế trong các cuộc thảo luận giảm hẳn những mâu thuẫn không đáng có. Ngoài năng lực hợp tác, học sinh còn phát triển thêm nhiều năng lực vốn có như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, kĩ năng thuyết trình. Từ các kết quả trên, chúng tôi khẳng định rằng, khi tham gia các hoạt động trải nghiệm trong học văn học trung đại, học sinh học tập hứng thú hơn, có động lực học tập hơn và năng lực hợp tác của các em phát triển hơn, hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Ngữ văn.