Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế : Luận án Tiến sĩ. Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản

Tỳ bà bướm là giống cá phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tây nguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tom, Thừa Thiên Huế. Tuy là những loài rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng hiện nay các nghiên cứu về giô...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Võ, Điều
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Tỳ bà bướm là giống cá phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tây nguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tom, Thừa Thiên Huế. Tuy là những loài rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng hiện nay các nghiên cứu về giống cá này còn rất ít. Với mục đích góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học cũng như xây dựng quy trình sinh sản, nuôi các loài cá thuộc giống này, đề tài nghiên cứu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm Sewellia spp. phân bố tại Thừa Thiên Huế đã được thực hiện. Đề tài thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 2 nội dung chính: (i) Nghiên cứu đặc điểm sinh học hai loài cá tỳ bà bướm Sewellia spp.): xác định thành phần loài, đặc điểm hình thái, đặc điểm di truyền (DNA mã vạch), đặc điểm phân bố và môi trường sống tự nhiên, đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và đặc điểm sinh sản; (ii) Thử nghiệm sinh sản và nuôi dưỡng tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm: thử nghiệm sinh sản và thử nghiệm nuôi dưỡng. Kết quả đề tài đã xác định được hai loài thuộc giống tỳ bà bướm phân bố ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) và cá tỳ bà bướm đốm (Sewellia albisuera). Cả hai loài cá nghiên cứu đều có kiểu miệng dưới hình vòng cung, không có răng, môi tạo thành viền sừng, lược mang thưa và mềm, thực quản ngắn và mỏng, dạ dày rõ ràng, ruột cuộn thành nhiều vòng và dài hơn chiều dài thân. Tỷ lệ chiều dài ruột:thân trung bình của cá tỳ bà bướm hổ bằng 1,95±0,36 và cá tỳ bà bướm đốm bằng 2,28±0,38. Tỷ lệ này có xu hướng tăng theo chiều dài thân.