Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh THPT qua việc dạy tác phẩm văn học nước ngoài : Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục ngành. Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn và tiếng Việt
Giáo dục kỹ năng sống là một nhu cầu không thể thiếu trong việc đào tạo, bồi dưỡng con người. Việc thực hiện vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam mà trước đây cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Bởi vì kỹ năng sống c...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Giáo dục kỹ năng sống là một nhu cầu không thể thiếu trong việc đào tạo, bồi dưỡng con người. Việc thực hiện vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam mà trước đây cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Bởi vì kỹ năng sống có vai trò góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Ngữ văn mới đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Cho nên, trong quá trình dạy học, việc giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề cần được quan tâm. Chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh THPT qua việc dạy tác phẩm văn học nước ngoài”. Khi tiến hành, chúng tôi nghiên cứu cụ thể: cơ sở lý luận về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống, định hướng và thiết kế giáo án giáo dục kỹ năng sống để dạy đọc hiểu một số tác phẩm văn học nước ngoài lớp 11; tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Bằng các phương pháp: thực nghiệm sư phạm; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn; phương pháp thống kê, xử lý, tổng hợp. Từ những dữ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá và đi đến kết luận. Chúng tôi nhận thấy rằng, giáo dục kỹ năng sống vừa tạo được hứng thú, vừa kích thích tư duy sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. |
---|