Nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn carbon và tỷ lệ C:N thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm. Thí nghiệm (1) ương ấu trùng...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Thanh Nghị
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn carbon và tỷ lệ C:N thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm. Thí nghiệm (1) ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc với các nguồn carbon khác nhau gồm 4 nghiệm thức là: (i) Không bổ sung nguồn carbon; (ii) Bổ sung bột gạo (iii) Bổ sung cám gạo; (iv) Bổ sung đường cát. Thí nghiệm (2) ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc với tỷ lệ C:N khác nhau gồm 5 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, với các tỷ lệ C:N khác nhau là 10; 12,5; 15; 17,5 và 20. Bể ương tôm bằng composit có thể tích 500L, độ mặn 12‰, mật độ 60 con/L. Kết quả thí nghiệm 1 và 2 cho thấy các chỉ tiêu môi trường, biofloc và các chỉ tiêu vi sinh nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Tôm PL-15 ở nghiệm thức bổ sung đường cát có tăng trưởng về chiều dài (11,7±0,3 mm), tỷ lệ sống (59,3±8,7 %) và năng suất (35.57±5.219 con/m³) cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy tôm ở nghiệm thức tỉ lệ C:N=17,5 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (11,8±0,1 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức tỷ lệ C:N=10, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (56,8±1,9%) và năng suất (34.080±1.111 con/m³) tôm PL-15 cao nhất ở nghiệm thức tỉ lệ C:N=17,5 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vì vậy, có thể kết luận rằng, bổ sung đường cát với tỉ lệ C:N=17,5 là tốt nhất cho ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc.