Khảo sát nguyên nhân đẻ khó trên chó và theo dõi hiệu quả điều trị tại phòng thí nghiệm bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Thú y
Đề tài được thực hiện từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 08 năm 2020 tại Bệnh xá Thú y trường Đại học Cần Thơ, với mục tiêu nhằm xác định các nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng gặp phải trên chó đẻ khó. Đồng thời, đánh giá hiệu quả điều...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Đề tài được thực hiện từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 08 năm 2020 tại Bệnh xá Thú y trường Đại học Cần Thơ, với mục tiêu nhằm xác định các nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng gặp phải trên chó đẻ khó. Đồng thời, đánh giá hiệu quả điều trị của các biện pháp can thiệp khi chó đẻ khó. Xác định chứng đẻ khó trên chó được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang trên 1.357 chó được đến khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú y Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số chó đẻ khó là 152 con, chiếm 11,20% trong số lượng chó được khám thai. Tỷ lệ chó mắc chứng đẻ khó phụ thuộc vào giống, độ tuổi mang thai, khoảng cách các lứa đẻ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian chó mang thai. Các triệu chứng xuất hiện khi chó mắc chứng đẻ khó: rặn đẻ liên tục nhưng không ra thai (24,34%); sốt, bỏ ăn, bụng to chứa thai, siêu âm quá ngày dự sinh (22,37%); chảy dịch có màu xanh đen, hôi (16,45%). Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là hẹp khung xương chậu (24,34%), tiêm thuốc ngừa thai (22,37), thai lớn (12,50%). Biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất trong chứng đẻ khó (72,37%), tỷ lệ thành công của biện pháp này là 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không cao ở các biện kéo thai kết hợp với tiêm Oxytocin (12/42, đạt 28,57%). Tai biến gặp trong quá trình phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất là nôn ói (88,18%), mất máu (9,10%), trục trặc đường hô hấp (2,72%). Tai biến gặp sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất là đứt chỉ đường may da (15,45%). Thời gian lành vết thương phụ thuộc vào độ tuổi của con vật, thời gian lành vết thương ở ngày thứ 5-7 đều rơi vào độ tuổi ≤ 2 năm tuổi còn những chó > 4 năm thì sự lành vết thương diễn ra chậm hơn. Ở mỗi độ tuổi thời gian lành vết thương có sự khác biệt rõ rệt. |
---|