Khảo sát hiệu quả điều trị của thực khuẩn thể đối với vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên gà nòi và khả năng tồn trữ thực khuẩn thể : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Thú y

Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng điều trị của thực khuẩn thể (TKT) đối với vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên gà Nòi và đánh giá khả năng tồn trữ thực khuẩn thể ở các điều kiện nhiệt độ và môi trường bảo quản khác nha...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Nguyễn Nam Phương
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng điều trị của thực khuẩn thể (TKT) đối với vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên gà Nòi và đánh giá khả năng tồn trữ thực khuẩn thể ở các điều kiện nhiệt độ và môi trường bảo quản khác nhau. Khảo sát hiệu quả điều trị của thực khuẩn thể được tiến hành trên 315 cá thể gà Nòi được gây nhiễm với Salmonella Typhimurium trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Sau đó, tiếp tục theo dõi tăng trưởng của gà Nòi từ 28 ngày tuổi đến 98 ngày tuổi. Bên cạnh đó, thí nghiệm tồn trữ thực khuẩn thể cũng được tiến hành với 4 điều kiện nhiệt độ như nhiệt độ phòng, 4°C, -20°C và -80oC cùng với 3 môi trường bảo quản là Glycerol (50%), SM buffer (10%) và DMSO (5%) trong thời gian 12 tháng. Kết quả cho thấy, thực khuẩn thể có khả năng kiểm soát tốt vi khuẩn Salmonella. Cụ thể các nghiệm thức bổ sung TKT giúp tăng tỷ lệ sống của gà từ 28,9-40% so với nghiệm thức chỉ gây nhiễm Salmonella. Sau 21 ngày điều trị bằng thực khuẩn thể mật số vi khuẩn Salmonella giảm và hầu như không còn trong các cơ quan (tim, gan, lách) của gà. Việc bổ sung TKT không những không làm ảnh hưởng đến năng suất sinh trưởng của gà mà còn cải thiện tỷ lệ tiêu tốn thức ăn và giảm FCR. Kết quả tồn trữ TKT trong 12 tháng cho thấy môi trường Glycerol (50%) và SM (10%) đảm bảo được mật số TKT tốt hơn môi trường DMSO (5%). Cả hai môi trường Glycerol (50%) và SM (10%) đều cho thấy bảo quản TKT ở nhiệt độ 4°C sẽ là tối ưu nhất.