So sánh hiệu quả kinh tế và tính chất đất giữa mô hình lúa-màu-thủy sản và lúa ba vụ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Khoa học môi trường

Mô hình lúa ba vụ trong đê bao khép kín về lâu dài có thể làm suy giảm sức sản xuất của đất do giảm nguồn dinh dƣỡng hữu dụng và phù sa bồi đắp, mặt khác, làm lúa ba vụ trong đê bao lâu dài cũng có thể tích tụ nhiều độc chất do phân bón, t...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Hoàng Duy
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Mô hình lúa ba vụ trong đê bao khép kín về lâu dài có thể làm suy giảm sức sản xuất của đất do giảm nguồn dinh dƣỡng hữu dụng và phù sa bồi đắp, mặt khác, làm lúa ba vụ trong đê bao lâu dài cũng có thể tích tụ nhiều độc chất do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá được hiệu quả kinh tế và chất lượng đất của mô hình lúa-màu-thủy sản so với mô hình đất lúa ba vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong một năm mô hình lúa-màu-thủy sản có lợi nhuận và các chỉ số tài chính như doanh thu/chi phí, thu nhập/chi phí, lợi nhuận/chi phí và lợi nhuận/lao động gia đình cao hơn mô hình lúa ba vụ ở hai vụ Thu Đông và Hè Thu nhưng ở vụ Đông Xuân các chỉ số này lại thấp hơn mô hình lúa ba vụ. Kết quả phân tích đất, mô hình lúa-màu-thủy sản có hàm lượng CHC cao hơn, hàm lượng TN và TP cao hơn ở vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông so với ruộng lúa ba vụ, hàm lượng kali tổng cao hơn ở vụ Thu Đông so với ruộng lúa ba vụ. Điều này cho thấy mô hình lúa-màu-thủy sản đã cải thiện được các tính chất đất sau mỗi mùa vụ, góp phần giảm được ảnh hưởng của phân, thuốc sử dụng trong quá trình canh tác lúa.