Đánh giá tính bền vững mô hình nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Sóc Trăng : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Khoa học môi trường

Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý chất thải, hiệu quả kinh tế làm cơ sở xác định tính bền vững cho các mô hình nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng. Điều tra áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và phỏng v...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Hải Thanh
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
LEADER 03614nam a2200241Ia 4500
001 CTU_239477
008 210402s9999 xx 000 0 und d
082 |a 363.7394 
082 |b Th107 
088 |a 8440301 
100 |a Nguyễn, Hải Thanh 
245 0 |a Đánh giá tính bền vững mô hình nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Sóc Trăng : 
245 0 |b Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Khoa học môi trường 
245 0 |c Nguyễn Hải Thanh ; Lê Thanh Phong, Ngô Thụy Diễm Trang (Cán bộ hướng dẫn) 
260 |a Cần Thơ 
260 |b Trường Đại học Cần Thơ 
260 |c 2020 
520 |a Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý chất thải, hiệu quả kinh tế làm cơ sở xác định tính bền vững cho các mô hình nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng. Điều tra áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp với cỡ mẫu điều tra 180 hộ từ tổng số 8.960 hộ nuôi tôm nước lợ bằng phiếu phỏng vấn soạn sẵn. Có 3 nhóm mô hình tham gia phỏng vấn bao gồm 60 hộ mô hình thâm canh (TC), 60 hộ mô hình bán thâm canh (BTC) và 60 hộ mô hình quảng canh cải tiến (QCCT) thuộc 3 huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Mỹ Xuyên. Qua kết quả điều tra, các nông hộ của 3 mô hình nuôi tôm đều quan tâm nhiều đến việc xử lý nước đầu vào cho ao nuôi tôm và duy trì chất lượng nước phù hợp cho ao tôm nuôi bằng các biện pháp vật lý và hóa học. Có khoảng 60% nông hộ ở mô hình TC, BTC và 100% nông hộ ở mô hình QCCT xả thải nước ra môi trường ngoài mà không có biện pháp xử lý. Về khía cạnh kinh tế, tỷ suất lợi nhuận thực tế ở mô hình QCCT (0,7) cao hơn 2 mô hình còn lại. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phương pháp phân tích thứ bậc được sử dụng để đánh giá và lựa chọn mô hình bền vững. Kết quả phân tích cho thấy, có sáu nhân tố thể hiện ba khía cạnh phát triển bền vững, bao gồm (1) môi trường (yếu tố môi trường và sử dụng đất), (2) kinh tế (đầu tư và hiệu quả kinh tế), và (3) xã hội (cộng đồng và kinh nghiệm quản lý). Kết quả đánh giá trọng số so sánh 3 mô hình cho thấy, mô hình BTC có trọng số kinh tế cao (0,393) trong khi trọng số cao về xã hội (0,475) và môi trường (0,539) thuộc về mô hình QCCT. Mô hình TC có trọng số trung bình về xã hội (0,138) thấp so với với hai mô hình còn lại. Tóm lại, mô hình QCCT có thể đáp ứng tương đối hài hòa ở các khía cạnh bền vững so với 2 mô hình còn lại. 
650 |a Water,Nước 
650 |x Environmental aspects,Khía cạnh môi trường 
904 |i Hải 
910 |c tvtrong 
980 |a Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ