So sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình luân canh Artemia-tôm và chuyên canh Artemia ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Nuôi Artemia thu trứng bào xác trong ruộng muối vào mùa khô (gọi là mô hình chuyên canh Artemia) là mô hình được công nhận thành công ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu. Ngoài việc nuôi Artemia vào mùa khô thì cũng có rất nhiều hộ sử dụng diệ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Nuôi Artemia thu trứng bào xác trong ruộng muối vào mùa khô (gọi là mô hình chuyên canh Artemia) là mô hình được công nhận thành công ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu. Ngoài việc nuôi Artemia vào mùa khô thì cũng có rất nhiều hộ sử dụng diện tích đất để nuôi một số đối tượng thủy sản khác vào mùa mưa (gọi là mô hình luân canh Artemia-tôm) để tăng thu nhập, nhưng mô hình luân canh vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, nghiên cứu điều tra được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 120 hộ nuôi Artemia ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng-Bạc Liêu (từ tháng 7/2019-03/2020), nhằm so sánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính của hai mô hình nuôi để đưa ra khuyến cáo thích hợp cho bà con nông dân trong việc áp dụng nuôi chuyên canh hay luân canh để đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. Kết quả cho thấy, lợi nhuận trung bình 117,14±80,48 triệu đồng/ha/vụ ở mô hình chuyên canh Artemia, đạt tỉ suất lợi nhuận là 2,21±1,83 cao hơn so với ở mô hình luân canh Artemia-tôm là 95,45±62,51 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận là 1,69±1,05 (bao gồm lợi nhuận đạt 96,72±58,75 triệu đồng/ha/vụ và tỉ suất lợi nhuận đạt 2,22±1,57 ở vụ nuôi Artemia, lợi nhuận đạt 17,63±14,86 triệu đồng/ha/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,19±1,14 ở vụ nuôi các đối tượng thủy sản). Kết quả cho thấy mô hình chuyên canh Artemia vẫn là mô hình mang lại nguồn thu nhập cao và tương đối ổn định, tuy nhiên khi kết hợp canh tác thêm mô hình luân canh Artemia-tôm thì mang lại lợi nhuận cao hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn. Bên cạnh đó, các hộ nuôi còn gặp một số khó khăn như thiếu vốn đầu tư, thiếu sự liên kết với thị trường, thời tiết thất thường,… cần được sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. |
---|