Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá lành canh (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) ở vùng cửa Sông Hậu : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng thuỷ sản

Đề tài gồm 2 nội dung: i) Xác định đặc điểm phân bố của cá lành canh (C. rebentischii) và biến động một số yếu tố sinh thái (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ trong và độ sâu) ở vùng cửa sông Hậu; và (ii) Xác định đặc điểm sinh học sinh trưởng...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trương, Thanh Dinh
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
LEADER 03977nam a2200217Ia 4500
001 CTU_239500
008 210402s9999 xx 000 0 und d
082 |a 639.68 
082 |b D312 
088 |a 8620301 
100 |a Trương, Thanh Dinh 
245 0 |a Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá lành canh (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) ở vùng cửa Sông Hậu : 
245 0 |b Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng thuỷ sản 
245 0 |c Trương Thanh Dinh ; Võ Văn Toàn (cán bộ hướng dẫn) 
260 |a Cần Thơ 
260 |b Trường Đại học Cần Thơ 
260 |c 2020 
520 |a Đề tài gồm 2 nội dung: i) Xác định đặc điểm phân bố của cá lành canh (C. rebentischii) và biến động một số yếu tố sinh thái (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ trong và độ sâu) ở vùng cửa sông Hậu; và (ii) Xác định đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh học sinh sản của cá lành canh (C. rebentischii). Các yếu tố sinh thái có liên quan đến phân bố của cá lành canh được khảo sát tại 3 khu vực (Đại Ngãi, Trần Đề, Định An), mỗi khu vực thu 3 điểm đại diện. Kết quả cho thấy pH ở Đại Ngại (mùa mưa: 7,1; mùa khô: 7,4) thấp hơn Trần Đề (mùa mưa: 7,6; mùa khô: 7,7) và Định An (mùa mưa: 7,7; mùa khô: 7,6). Nhiệt độ ít biến động ở ba khu vực (mùa mưa: 29,3-29,9°C; mùa khô: 29,0-29,7°C). Độ mặn ở tầng mặt chỉ ghi nhận được ở Trần Đề cao hơn so với ở Định An (dao động từ 1,6-5,9‰), trong khi đó độ mặn tầng đáy cao hơn so với tầng mặt và thấp nhất là ở Đại Ngãi (mùa mưa: 0,6‰, mùa khô: 1,3‰), cao nhất ở Định An (mùa mưa: 10,9‰, mùa khô: 10,6‰). Độ sâu của nước ở Đại Ngãi (mùa mưa: 10,8 m, mùa khô: 11,2 m) cao hơn so với Trần Đề và Định An (7,6-9,0 m). Độ trong của nước ở Đại Ngãi (mùa mưa: 38,0 cm, mùa khô: 31,4 cm) và cũng cao hơn so với Trần Đề và Định An (26,5-32,1 cm). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cá lành canh đạt chiều dài tối đa là L∞=24,5 cm, tốc độ tăng trưởng K=0,76/năm và giá trị to= -0,08 năm và sự tăng trưởng của cá lành canh được thể hiện theo phương trình hồi quy có dạng: W=0,0504×L2,0588, hệ số R2=0,7005 (cá cái) và W=0,0295×L2,2577, hệ số R2=0,7021 (cá đực). Hệ số thành thục sinh dục và hệ số tích lũy năng lượng cá lành canh là khá nhỏ và có biến động nhiều qua các tháng. Kết quả cho thấy GSI dao động từ 1,09-6,92%, HSI dao động từ 0,21-1,09%. Sức sinh sản của cá lành canh khá cao (495±197 trứng/g cá cái) và có sự biến động lớn (218-943 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình là 10,4±1,8 cm và khối lượng toàn thân trung bình là 16,01±8,05 g. Chiều dài thành thục của cá khá lớn (cá đực: 11,05 cm, cá cái: 13,69 cm). Kết quả cũng cho thấy mùa vụ sinh sản cá lành canh kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 và tập trung nhiều từ tháng 6-7 trong năm. 
650 |a Nuôi trồng thủy sản,Aquaculture 
904 |i Qhieu 
980 |a Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ