Thành phần loài, hiện trạng nuôi và khai thác thuỷ sản và đặc điểm sinh học sinh sản của cá sặc Điệp (Trichopodus microlepis Gunther, 1861) ở U Minh Hạ : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng Thuỷ sản

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi và nuôi thủy sản ở khu vực vùng đệm VQG UMH, tìm hiểu sự đa dạng thành phần loài của các loài cá nước ngọt và đặc điểm sinh học sinh sản của cá sặc điệp (Trichopodus microlepis) ở UMH,...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thanh Lam
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi và nuôi thủy sản ở khu vực vùng đệm VQG UMH, tìm hiểu sự đa dạng thành phần loài của các loài cá nước ngọt và đặc điểm sinh học sinh sản của cá sặc điệp (Trichopodus microlepis) ở UMH, Cà Mau. Việc điều tra khai thác nguồn lợi và nuôi thủy sản được thực hiện thông qua phỏng vấn 20 cán bộ địa phương; 90 hộ ngư dân và 20 người mua bán cá đồng ở vùng đệm VQG. Khai thác cá nước ngọt dùng 7 loại ngư cụ, phổ biến nhất (100%) là lưới rê và lợp. Mùa vụ khai thác diễn ra quanh năm, tập trung chủ yếu từ trong mùa mưa, ở 4 loại thủy vực: kênh, ao, mương và rừng. Các loài cá được đánh bắt chủ yếu thuộc họ Cyprinidae (chiếm 26%), Osphronemidae (chiếm 19%) có giá bán thấp đến trung bình và họ Channidae (chiếm 10%) có giá bán cao. Sản lượng cá đồng ngày càng suy giảm, ước tính giảm trên 50% so với trước đây 5 năm. Nuôi thủy sản ở vùng đệm chủ yếu nuôi một số loài cá đồng có giá trị kinh tế cao như cá lóc, cá dày, cá trê vàng, cá thát lát, cá rô đồng, cá sặc rằn... Nguồn cá giống được mua từ các hộ khai thác cá, thương lái thu mua cá và các vựa cá tại địa phương và được thả vào mùa mưa. Thành phần loài cá nước ngọt ở vùng đệm VQG UMH được xác định bằng cách thu mẫu trực tiếp từ các hộ đánh bắt bằng nhiều ngư cụ khác nhau vào 3 đợt từ tháng 05/2018 đến 09/2019. Kết quả ghi nhận có 31 loài cá thuộc 21 giống, 13 họ và 6 bộ phân bố ở UMH. Đa dạng về số loài thuộc hai bộ cá vược Perciformes (15 loài) và bộ cá chép Cypriniformes (7 loài). Đặc điểm sinh học sinh sản của cá sặc điệp được xác định dựa trên mẫu thu từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019. Kết quả cho thấy mùa vụ sinh sản của cá sặc điệp bắt đầu từ tháng 6 (đến tháng 10 hoặc sau đó) khi hệ số thành thục (GSI) tăng cao (GSI con cái cao nhất vào tháng 8: 4,59%) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) giảm thấp (0,38-0,67%). Sức sinh sản của cá sặc điệp dao động lớn, từ 2.767 – 13.994 trứng/ cá cái, trung bình 7.483±3.008 trứng/cá cái, đường kính trứng trung bình 762μm.