Ảnh hưởng của các chất bổ sung lên độ tiêu hóa, đặc điểm phân thu, tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống : Luận văn tốt nghiệp cao học ngành. Nuôi trồng Thủy sản
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các chất bổ sung chất kết dính Guar gum, Lactobacillus plantarum L-137 và enzyme phytase lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống và một số đặc điểm phân thu cá tra (Pangasi...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các chất bổ sung chất kết dính Guar gum, Lactobacillus plantarum L-137 và enzyme phytase lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống và một số đặc điểm phân thu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Cá thí nghiệm có kích cỡ ban đầu 0,32±0,04 g/con. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm: (i) Xác định ảnh hưởng của các chất bổ sung vào thức ăn lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống của cá tra giống. (ii) Xác định ảnh hưởng của các chất bổ sung đến đặc điểm phân thu của cá tra. Thí nghiệm 1 được bố trí với 5 nghiệm thức thức ăn: Nghiệm thức 1 (NT1) thức ăn đối chứng (ĐC), NT2: ĐC + Guar gum (GG) 0,5 g/kg, NT3: ĐC + GG 0,5 g/kg + Lactobacillus plantarum L-137 (HK L-137) 0,15 g/kg, NT 4: ĐC + GG 0,5 g/kg + enzyme phytase 2 g/kg, NT5: ĐC + GG 0,5 g/kg + HK L-137 0,15 g/kg + enzyme phytase 2 g/kg), mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Cá được bố trí với mật độ 2 con/L trong bể composite (350 L/bể). Sau 8 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy thức ăn bổ sung enzyme phytase và Lactobacillus plantarum L-137 giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trưởng của cá cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức chỉ bổ sung Guar gum, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p>0,05). Tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thí nghiệm 2 được bố trí với 5 nghiệm thức thức ăn giống thí nghiệm 1 nhưng thức ăn được trộn thêm Cr₂O₃, cá từ thí nghiệm 1 của từng nghiệm thức tiếp tục được bố trí lên bể thu phân với mật độ 60 con/bể (170 L/bể). Sau 4 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy độ tiêu hóa thức ăn được cải thiện khi thức ăn bổ sung thêm enzyme phytase và Lactobacillus plantarum L-137 so với nghiệm thức chỉ bổ sung Guar gum. Nghiệm thức bổ sung Guar gum làm tăng độ thu hồi phân, khối lượng phân thất thoát trên 1 kg thức ăn giảm, kích cỡ viên phân lớn hơn so với những nghiệm thức khác. |
---|