Khảo sát tình hình sử dụng và khả năng kháng Streptococcus agalactiae gây bệnh trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.) của một số chất chiết thảo dược : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng Thủy sản

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng, nhu cầu và hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong hệ thống nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) lồng bè tại Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang. Tổng cộng có 60 hộ tại 3 tỉnh đươ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Đoàn, Thị Minh Châu
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
LEADER 03659nam a2200229Ia 4500
001 CTU_239506
008 210402s9999 xx 000 0 und d
082 |a 639.964 
082 |b Ch125 
088 |a 8620301 
100 |a Đoàn, Thị Minh Châu 
245 0 |a Khảo sát tình hình sử dụng và khả năng kháng Streptococcus agalactiae gây bệnh trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.) của một số chất chiết thảo dược : 
245 0 |b Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng Thủy sản 
245 0 |c Đoàn Thị Minh Châu ; Trần Thị Mỹ Duyên (cán bộ hướng dẫn) 
260 |a Cần Thơ 
260 |b Trường Đại học Cần Thơ 
260 |c 2020 
520 |a Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng, nhu cầu và hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong hệ thống nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) lồng bè tại Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang. Tổng cộng có 60 hộ tại 3 tỉnh được phỏng vấn về (i) đặc điểm hộ nuôi, (ii) tình hình sử dụng thảo dược và (iii) tiềm năng sử dụng thảo dược. Kết quả ghi nhận tỉ lệ hộ đang sử dụng thảo dược ở Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang lần lượt là 70%, 95%, 60%. Có 15 loại thảo dược đã được sử dụng trong quá trình nuôi cá điêu hồng. Công dụng của thảo dược được đa số hộ sử dụng là tăng cường khả năng miễn dịch, phòng, trị bệnh do kí sinh trùng và cải thiện chất lượng nước. Kế đến, 5 loại thảo dược sử dụng nhiều nhất được khảo sát hoạt tính kháng vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh phù mắt và xuất huyết trên cá điêu hồng. Kết quả cho thấy chất chiết trâm bầu (Combretum quadrangulare) đạt hiệu quả kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là 16,67 mm; mần ri (Cleome rutidosperma), tỏi (Allium sativum) và atiso (Cynara scolymus) có khả năng kháng trung bình với đường kính vòng kháng khuẩn từ 10 đến 12 mm; dây vác (Cayratia trifolia) thể hiện hoạt tính thấp với đường kính vòng kháng khuẩn là 9,0 mm. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) đối với S. agalactiae của chất chiết trâm bầu được xác định lần lượt là 25 mg/mL và 3,125 mg/mL. Nghiên cứu đã cung cấp được những thông tin cơ bản về hiệu quả và tiềm năng sử dụng thảo dược trong quá trình nuôi cá điêu hồng cũng như bổ sung thêm dữ liệu về các loại thực vật có khả năng kháng vi khuẩn S. agalactiae, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của thảo dược đến sức khỏe và khả năng phòng bệnh của cá điêu hồng. 
650 |a Aquatic animals,Động vật thuỷ sản 
650 |x Diseases,Bệnh tật 
910 |c Qhieu 
980 |a Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ