Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính mô hình nuôi cá lồng ở tỉnh Kiên Giang : Luận văn Cao học ngành: Nuôi trồng Thuỷ sản

Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá lồng ở tỉnh Kiên Giang được thực hiện từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2020 ở ba huyện Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc thông qua phỏng vấn 90 hộ nuôi cá bóp và 90 hộ nuôi cá mú v...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lâm, Hoài Son
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá lồng ở tỉnh Kiên Giang được thực hiện từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2020 ở ba huyện Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc thông qua phỏng vấn 90 hộ nuôi cá bóp và 90 hộ nuôi cá mú về các khía cạnh kỹ thuật và tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghề nuôi cá bóp và cá mú trong lồng ở tỉnh Kiên Giang đang được phát triển trong những năm gần đây. Trung bình mỗi hộ nuôi cá bóp có 4,87 lồng/hộ, với thể tích mỗi lồng nuôi là 77,0 m³/lồng và mỗi hộ nuôi cá bóp có trung bình 5,32 lồng/hộ, với thể tích lồng nuôi là 57,4 m³/lồng. Thời gian nuôi một vụ của cá bóp và cá mú dài, lần lượt là 294 ngày/vụ và 278 ngày/vụ. Tổng chi phí phí sản xuất một vụ ở mô hình nuôi cá bóp (16,0 triệu đồng/10 m³/vụ) cao hơn ở mô hình nuôi cá mú (12,2 triệu đồng/10 m³/vụ). Lợi nhuận ở mô hình nuôi cá bóp (2,39 triệu đồng/10 m³/vụ) thấp hơn lợi nhuận ở mô hình mô hình nuôi cá mú (3,89 triệu đồng/10 m³/vụ) và tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cá mú (0,32 lần) cao hơn mô hình nuôi cá bóp (0,15 lần) gấp 2 lần, vì vậy đầu tư nuôi cá mú đạt hiệu quả hơn đầu tư nuôi cá bóp. Mô hình nuôi cá bóp có chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi phí biến đổi (86,1%), trong khi ở mô hình nuôi cá mú thì có chi phí mua con giống chiếm tỉ lệ cao nhất (58,4%). Ở cả hai mô hình nuôi đều gặp khó khăn là nguồn thức ăn còn bị động và phụ thuộc vào nguồn thức ăn các tạp và chất lượng cá giống chưa được tốt, đặc biệt là đối với giống cá mú. Để nghề nuôi cá bóp và cá mú trong lồng ở tỉnh Kiên Giang phát triển bền vững, các quản lý và nhà khoa học cần nghiên cứu sản xuất giống cá bóp và cá mú có chất lượng cao, nghiên cứu áp dụng thức ăn viên cho hai mô hình nuôi và nghiên cứu thả nuôi cá bóp với mật độ cao hơn hiện nay để mô hình nuôi đạt hiệu quả hơn.