Bản đồ hóa chất lượng nước trên tuyến sông Gành Hào tại Cà Mau : Luận văn Cao học ngành: Nuôi trồng Thuỷ sản

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Gành Hào đoạn chảy qua tỉnh Cà Mau với 9 điểm thu mẫu làm cơ sở cho việc quản lý nguồn nước trong khu vực. Mẫu nước được thu hàng tháng trong 12 tháng từ tháng 01 đến th...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phạm, Việt Khái
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Gành Hào đoạn chảy qua tỉnh Cà Mau với 9 điểm thu mẫu làm cơ sở cho việc quản lý nguồn nước trong khu vực. Mẫu nước được thu hàng tháng trong 12 tháng từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2019. Kết quả cho thấy nhiệt độ, pH, DO, Độ mặn, BOD, TAN, Độ kiềm, PO₄³ˉ và NO³ˉ phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, TSS, tổng Coliform khá cao vượt giới hạn so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1). Kết quả phân tích thành phần chính (PCA) cho biết tất cả các thông số chất lượng nước (11 chỉ tiêu) đều ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Gành Hào. Kết quả GIS cho thấy sông Gành Hào ở khu vực tỉnh Cà Mau có TSS và tổng Coliform cao trong khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn so với mức thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố khác đều nằm trong giới hạn và thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Mặc dù hầu hết các thông số nằm trong giới hạn cho phép nhưng người dân cần thận trọng trong việc lựa chọn thời điểm lấy nước và phải cho qua hệ thống ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.