Nghiên cứu phương pháp đo NH₃ trong ao tôm bằng phương pháp Phenol tự động : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Ngành nuôi thủy sản hiện nay ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do như diễn biến thời tiết, dịch bệnh, trình độ quản lý của người nuôi… Trong tất cả những khó khăn đó có lẽ tình hình khí độc trong ao nuôi là vấn đề cần đươ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Ngô, Văn Ngàn
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Ngành nuôi thủy sản hiện nay ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do như diễn biến thời tiết, dịch bệnh, trình độ quản lý của người nuôi… Trong tất cả những khó khăn đó có lẽ tình hình khí độc trong ao nuôi là vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh các khí độc như NO₂, H₂S thì NH₃ là khí độc đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường ao nuôi tôm. Khi nuôi tôm dù ao bạt hay ao đất thì người nuôi tôm đều gặp phải tình trạng khí độc NH₃ vượt qua ngưỡng cho phép. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh và đặc biệt có thể chết hàng loạt.... Có nhiều phương pháp đã triển khai và thực hiện như phương pháp thể tích (chuẩn độ axitbazơ), phương pháp điện cực chọn lọc, phương pháp sử dụng các bộ Test NH₃, phương pháp sử dụng máy đo, phương pháp Nessler, phương pháp Indophenol Blue, phương pháp Phenol tự động. Để khắc phục hạn chế này, đề tài đề xuất chọn “Nghiên cứu phương pháp đo NH₃ trong ao tôm bằng phương pháp Phenol tự động” nhằm mục tiêu khảo sát phương pháp đo NH₃ và xây dựng hệ thống tự động đo thông số này. Bên cạnh đó, xác định được ảnh hưởng của nồng độ NH₃ trong nước, đồng thời góp phần làm rõ cơ sở khoa học của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế hình thành nồng độ NH₃ trong điều kiện thực tế ở môi trường nước. Phương pháp đề xuất là thiết kế hệ thống đo NH₃ trong ao tôm theo phương pháp Phenol tự động. Kết quả đo NH₃ thông qua mẫu dung dịch được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy sai số cao nhất là 0,05mg/L. Như vậy, so với ngưỡng tối thiểu hàm lượng NH₃ trong môi trường ao nuôi tôm thì phương pháp đo này mang tính khả thi rất cao.