Đánh giá năng lực phục vụ của hệ thống kênh trục tiêu thoát lũ và cung cấp nước tưới cho vùng Đồng Tháp Mười : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Đồng Tháp Mười là một vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước 2000 hệ thống thuỷ lợi khu vực này chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất lúa. Những năm gần đây khu vực huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp người dân nuôi cá t...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thanh Tân
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đồng Tháp Mười là một vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước 2000 hệ thống thuỷ lợi khu vực này chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất lúa. Những năm gần đây khu vực huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp người dân nuôi cá tra, tôm… làm cho hệ thống thuỷ lợi của huyện trở nên quá tải và nguồn nước bị ô nhiễm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá lại năng lực vận hành của mạng lưới kênh rạch trên địa bàn huyện Tam Nông – đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về năng lực phục vụ tưới, tiêu của mạng lưới kênh và đánh giá chất lượng nguồn nước của mạng lưới kênh trục. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống kênh này đã không còn giữ được hiện trạng ban đầu, bờ kênh thì bị sạt lở, nguồn nước bị ô nhiễm và nhiều khả năng sẽ thiếu hụt sản lượng nước trong mùa khô, với 03 giả thuyết đặt ra: (i) 75% đất sử dụng cho sản xuất lúa 25% đất nuôi cá tra, (ii) 50% lúa 50% cá tra, (iii) 25% lúa 75% cá tra thì năng lực phục vụ của các tuyến kênh không đủ phục vụ sản xuất, chỉ trừ trường hợp mực nước trên kênh tối đa thì đủ cho diện tích canh tác 50% lúa và 50% cá. Mặt khác, kết quả phân tích nguồn nước trên các tuyến kênh đã bị ô nhiễm ở mức trung bình, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, nguồn nước chỉ có thể sử dụng cho mục đích canh tác nông nghiệp chứ không phù hợp cấp cho sinh hoạt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sử dụng nước mặt là nguồn nước sinh hoạt. Một số định hướng cho công tác quản lý hệ thống kênh rạch, xử lý nguồn nước đã được đề xuất bao gồm: Lập quy hoạch định hướng cho sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng dài hơi và phát triển bền vững, tính toán nhu cầu nước phù hợp, chú trọng đến đặc trưng chuyển đổi diện tích đất từ trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá tra, tôm thâm canh; quy hoạch xây dựng hồ trữ nước vào mùa khô, quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn liền xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.